Chúng tôi trên mạng xã hội

Ông Shojiro Kamoshita - Chủ tịch Hiệp hội Hoa vải Tsumamizaiku Nhật Bản, Chủ tịch Công ty Ichirindo: "Việt Nam và Nhật Bản có nhiều nét văn hóa tương đồng"

Hồng Nga Thứ ba, 14/2/2023 | 06:00 GMT+7

Việt Nam có áo dài thì Nhật Bản có "quốc phục" kimono tồn tại cả nghìn năm. Ông Shojiro Kamoshita - Chủ tịch Hiệp hội Hoa vải Tsumamizaiku Nhật Bản, Chủ tịch Công ty Ichirindo cho rằng, Việt Nam đang tái hiện một phần cuộc sống của Nhật Bản cách đây 50 năm. Đó là cuộc sống chậm mà ở đó mọi người làm việc từ sáng đến tối và cuối tuần lại quây quần bên nhau...

Ông Shojiro Kamoshita - Chủ tịch Hiệp hội Hoa vải Tsumamizaiku Nhật Bản, Chủ tịch Công ty Ichirindo:

Ông Shojiro Kamoshita - Chủ tịch Hiệp hội Hoa vải Tsumamizaiku Nhật Bản, Chủ tịch Công ty Ichirindo, Ảnh: Quỳnh Lâm

Sản xuất và kinh doanh hoa vải Tsumami - loại hoa gấp vải đính trên áo kimono có từ 200 năm trước, người đàn ông 60 tuổi này không chỉ muốn cứu một nghề sắp mai một mà còn muốn phát triển ra toàn cầu. Đó là lý do ông Shojiro Kamoshita và những người yêu thích nghề làm hoa truyền thống này thành lập Hiệp hội Hoa vải Tsumamizaiku Nhật Bản để tập hợp nghệ nhân và những người thợ lành nghề. Tại đó, họ tổ chức đào tạo cách làm hoa vải Tsumami cho thế hệ trẻ cả trong và ngoài nước.

Yêu nghề làm hoa vải, thấy nhiều điểm giống nhau giữa Việt Nam và Nhật Bản, năm 2007, ông Shojiro Kamoshita đã đến sống tại Việt Nam, xem Việt Nam như quê hương. Ông ăn được rất nhiều món ăn Việt Nam và thường vào bếp nấu những món ưa thích. Ông cũng đã lên kế hoạch 10 năm nữa sẽ "nghỉ hưu" và định cư ở Sài Gòn hoặc Cần Thơ.

* Làm hoa vải Tsumami là nghề lâu đời tại Nhật Bản, nhưng người Việt hình như mới biết loại hoa cài áo này chưa lâu...

- Hoa vải Tsumami là nét nghệ thuật độc đáo, đã được hình thành tại Nhật Bản từ thời Edo. Ban đầu, hoa được xem là món quà tặng cho bọn trẻ trong các cột mốc 1, 3, 5, 7, 9... tuổi, cầu mong trẻ khôn lớn, mạnh khỏe. Khi trẻ 20 tuổi, trong lễ chứng nhận trưởng thành, hoa vải Tsumami cũng được tặng để cài lên áo, lên tóc. Nhờ văn hóa đó mà hoa vải Tsumami ngày càng phát triển.

anh2a-1676343578.jpg

Ngoài ý nghĩa văn hóa, Tsumami cũng mang đến kinh tế, vì vậy đã có khá nhiều người theo đuổi nghề làm hoa này. Điều đáng tiếc là dần dần, một phần văn hóa Nhật Bản phát triển theo phương Tây, số lượng người mặc kimono giảm, kéo theo nghề làm hoa vải giảm.

Hiện tại, phong trào tặng hoa vải Tsumami cho các bé cũng giảm. Mỗi năm tại Nhật Bản có khoảng 4 triệu trẻ em được sinh ra và khoảng 20% trong số đó (800.000 bé) được tặng loại hoa này vào các dịp kỷ niệm. 

Để cứu nghề làm hoa vải Tsumami, nghệ nhân Takahashi Masayuki đã cùng với chúng tôi tập hợp những người làm nghề này và thành lập Hiệp hội Hoa vải Tsumamizaiku Nhật Bản. Tại Nhật Bản có khoảng 10.000 người theo nghề làm hoa vải Tsumami và chủ yếu theo nhóm tự phát. Hiện chỉ có khoảng hơn 20 người được đào tạo bài bản và là những nghệ nhân lành nghề. Chị Lý Thanh Phương của Việt Nam là người nước ngoài đầu tiên được các nghệ nhân Nhật Bản truyền dạy nghề làm hoa vải Tsumami và cũng là người nước ngoài duy nhất có chứng chỉ về nghề này.

* Hoa vải Tsumami đang bán nhiều trên mạng. Có gì khác nhau giữa hoa do các thành viên Hiệp hội Tsumamizaiku làm với hoa bán đại trà, thưa ông?

- Các loại vải được gấp khéo léo thành hoa cúc, hoa đào để cài lên áo, lên tóc và thường được làm từ vải tơ tằm nên giữ được rất lâu. Ai cũng có thể làm được hoa Tsumami nhưng quan trọng là sản phẩm có giá cao hay thấp. Một đóa hoa Tsumami do nghệ nhân làm ra được bán với giá 6-8 triệu đồng, trong khi sản phẩm của người bình thường bán trên Internet chỉ được 1-2 triệu đồng.

Trên cộng đồng mạng, người bán loại hoa này không phải ít. Chỉ cần khéo tay một chút người ta đều có thể làm được, tuy nhiên những người được đào tạo bài bản, có ý tưởng nghệ thuật khi làm ra sản phẩm sẽ có giá trị khác. Cũng như chiếc áo dài Việt Nam, chúng được may, bán khắp nơi nhưng giá cả thì đủ mọi cung bậc. Trong hàng vạn chiếc áo dài được bán trên thị trường, những chiếc áo dài của nhà thiết kế Sỹ Hoàng làm ra có giá trị khác biệt và không ai có thể làm được. 

-1727-1675998554.jpg
 

* Quả là không dễ cho những người yêu nghề làm hoa vải Tsumami...

- Nghề này đòi hỏi người làm có khiếu thẩm mỹ, có sự tỉ mỉ, nhẫn nại và chịu khó. Ai cũng có thể làm ra những chiếc hoa vải thông thường nhưng để tạo ra tác phẩm nghệ thuật thì cần có nghệ nhân. Và để trở thành nghệ nhân hay một người làm nghề được giới hoa vải Tsumami công nhận có "nhân hiệu" phải mất 5 năm học. Như Lý Thanh Phương chẳng hạn, chị đã dành 5 năm vừa học vừa hành mới có được sự bảo chứng từ các nghệ nhân Nhật Bản. Tôi đang muốn đào tạo thêm hai người Việt nữa để hình thành đội ngũ sản xuất Tsumami tại Việt Nam. Họ phải là những người vì nghệ thuật hoa vải Tsumami. 

Tôi rất khó chịu với loại hoa vải chất lượng kém bán trên thị trường hiện nay. Tại Nhật Bản, có những nơi cho thuê kimono không thể mua hoa vải với giá cao nên chọn sản phẩm chất lượng thấp nhập từ Trung Quốc để cài áo. Ngay cả những chiếc kimono này cũng không đúng là kimono. Họ chỉ lợi dụng "quốc phục" để kinh doanh. 

* Có điều gì đặc biệt để ông mang hoa vải Tsumami sang Việt Nam mà không là đất nước khác?

- Chúng tôi nhìn thấy có sự giống nhau giữa chiếc áo kimono và áo dài Việt Nam. Áo dài Việt Nam được nhiều người dân Nhật Bản ưa thích và chúng tôi muốn những chiếc hoa vải Tsumami được đính lên áo dài giống như đính trên chiếc kimono.

Năm 2018, trong chương trình giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước, ông Takahashi Masayuki - Chủ tịch đầu tiên của Hiệp hội Hoa vải Tsumamizaiku đã mang hoa vải Tsumami đến và gắn lên chiếc áo dài Việt Nam. Tại triển lãm áo dài Việt Nam, các nghệ nhân Nhật Bản đã trình diễn nghệ thuật gấp hoa vải Tsumami và rất được khách Việt ưa thích. 

Hằng năm, hai bên đều đặn tổ chức các buổi triển lãm để vinh danh áo dài Việt Nam và hoa vải Nhật Bản. Tôi mong từ chương trình này sẽ mở ra một hướng mới, nghề mới cho những người Việt Nam khéo tay. Cũng giống như 85% áo kimono được sản xuất tại Việt Nam, chúng tôi mong hoa vải sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân nơi đây, đặc biệt là phụ nữ. 

* Được biết còn có điều thú vị hơn từ các chương trình giao lưu văn hóa, triển lãm giữa hai quốc gia...

- Từ sau các chương trình triển lãm, chúng tôi mang hoa vải Tsumami đến các trường đại học tại TP.HCM và được nhiều bạn trẻ đón nhận. Họ làm say mê và khoe thành quả của mình trên trang cá nhân. Điều thú vị là việc làm của họ đã gây chú ý và tác động đến giới trẻ Nhật Bản. Từ chỗ không biết, không quan tâm đến hoa vải Tsumami, nhiều bạn trẻ Nhật Bản đã tìm hiểu về sản phẩm này. Vài năm qua, có nhiều bạn trẻ thành thị ở Nhật đã về vùng quê tìm hiểu nghề làm hoa vải và tỏ ra rất thích thú với nghệ thuật hoa vải. 

Các công ty du lịch Nhật Bản cũng đã đưa việc tham quan, tìm hiểu về nghề làm hoa vải Tsumami vào các tour. Năm ngoái, có khoảng 600.000 lượt khách du lịch tham quan, tìm hiểu về nghề làm hoa vải và riêng tại cơ sở của tôi đã đón 500 khách.

* Đó là tín hiệu rất lạc quan cho nghề làm hoa vải Nhật Bản và cho cả công ty của ông?

- Giờ đây, hoa vải Tsumami đang được ứng dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Không chỉ để cài áo cho bé trai, cài tóc cho bé gái, cài áo kimono, mà còn làm cúc áo. Để phát triển và đưa ra thị trường quốc tế, chúng tôi đang mở rộng các loại hoa vải Tsumami mà trước mắt là bonsai để bàn, hoa lan, hoa đeo tai, hoa gắn trên búp bê. Hai sản phẩm bán chạy nhất của Công ty Ichirindo là hoa tai và nhẫn.  

anh3a.jpg

Năm 2022, một đơn vị làm búp bê của Nhật Bản đã đặt đơn hàng bonsai để đưa vào hệ thống 50 cửa hàng của họ tại Nhật. Tại Việt Nam, chúng tôi chỉ đặt gia công hoa vải Tsumami từ chị Lý Thanh Phương. Bắt đầu từ năm nay, tôi giao toàn bộ việc kinh doanh tại Nhật cho con trai quản lý và đẩy mạnh mảng này tại Việt Nam. Tôi muốn tự mình phát huy công nghệ làm hoa vải và cũng muốn các bạn trẻ Việt Nam làm ra những sản phẩm tốt hơn, đẹp hơn. Điều mong mỏi của tôi là phát triển nghề làm hoa vải và dựa trên nhu cầu thị trường để đưa hoa vải ra các nước.

Sắp tới kỷ niệm 50 năm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản, chúng tôi kết hợp với các trường đại học để các em làm hoa vải Tsumami bán trong dịp này. 

* Ông nói văn hóa Việt Nam và Nhật Bản có nhiều nét giống nhau, cụ thể như thế nào, thưa ông?

- Lễ, Tết của hai nước giống nhau. Mẹ tôi đã qua Việt Nam bốn lần và bà bảo Việt Nam giống Nhật Bản quá. Khi đến Việt Nam bà không có quá nhiều bất ngờ, vì mọi người đối xử với nhau bằng cái tâm.

Tuy nhiên, với tôi thì Việt Nam giống như Nhật Bản 50 năm trước. Cuộc sống không quá nhanh, không quá bận rộn. Hằng ngày, chúng ta vẫn bắt gặp cảnh tranh cãi ngoài đường. Mọi người làm việc từ sáng đến tối và cuối tuần cả gia đình lại quây quần bên nhau. Nhật Bản trước kia cũng như vậy nhưng giờ không còn cảnh đó nữa. 

Ở Nhật Bản hiện nay, đâu đâu cũng có thể sản xuất sản phẩm công nghệ cao và người Nhật rất bận rộn. Người Nhật đi rất nhanh, còn người Việt đi rất chậm. Tuy nhiên, người Việt rất chịu khó học, học một cách chỉn chu nên sẽ phát triển không thua gì Nhật.

Tôi mong các tập đoàn lớn như Toyota, Honda, Mitsubishi, Canon... mở ra "những con đường" để các bạn trẻ là thực tập sinh đưa công nghệ mới ứng dụng tại Việt Nam. Tôi muốn hai nước hỗ trợ nhau để cùng phát triển công nghệ mới. Điều này sẽ góp phần giúp cả hai quốc gia tiếp tục đi lên.

* Còn món ăn Việt Nam thì sao? Ông có thích nghi được?

- Không chỉ quen mà tôi rất thích nhiều món ăn của Việt Nam. Bạn biết không, ở đây tôi vẫn thường nấu canh chua, thịt kho hột vịt và thích nhiều món như hủ tíu, bún mắm... Tôi cũng rất thích các món ăn vặt như bắp xào, bánh tráng trộn và vẫn ăn mỗi tuần.

* Có những trải nghiệm thú vị như vậy, hẳn ông đã có thời gian dài gắn bó với Việt Nam?

- Tôi đã có 15 năm gắn bó với nơi này và hằng năm vẫn đi đi về về giữa Việt Nam và Nhật Bản. Với tôi, Việt Nam cũng là quê hương và tôi đã lên kế hoạch 10 năm nữa sẽ sống hẳn ở Sài Gòn hoặc Cần Thơ. 

* Cảm ơn ông về những chia sẻ! 

Ông Shojiro Kamoshita - Hoa vải Tsumamizaiku

Công ty Ichirindo

Văn hóa nhật

Việt-Nhật

Ông Trần Phi Long - Chủ tịch HĐTV Tổng công ty TNHH MTV Công nghiệp Sài Gòn (CNS): "Vi diệu", "anh hùng" - từ khóa tự hào trong năm 2022

TRÒ CHUYỆN 19/01/2023

Chủ tịch Vietravel Nguyễn Quốc Kỳ: Giá trị được xây dựng thông qua việc mình làm

TRÒ CHUYỆN 28/12/2022

MC Xuân Hiếu: “Hành trình khởi nghiệp An Group cho tôi nhiều bài học đắt giá”

TRÒ CHUYỆN 21/12/2022

Founder OEM Group - Ngô Mưu Tiến: Cơ hội chỉ dành cho người tìm ra khác biệt

TRÒ CHUYỆN 14/12/2022

Ông Nghiêm Phạm Anh Tuấn - Chủ tịch HĐQT Nghiêm Phạm Holdings: "Khó khăn là cơ hội nhìn lại nội tại của doanh nghiệp"

TRÒ CHUYỆN 14/12/2022

TS. Lý Tùng Hiếu: Triết lý kinh doanh của Lương Văn Can có giá trị ở mọi thời đại

TRÒ CHUYỆN 28/11/2022

Ông Đinh Hồng Kỳ - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Secoin: "Chinh phục khách hàng bằng giá trị của kỹ thuật - nghệ thuật và sự khác biệt"

TRÒ CHUYỆN 12/11/2022

Nhà sáng lập LMP Design Nguyễn Thị Lan Phương: Đam mê nghề và khát vọng vươn tầm quốc tế

TRÒ CHUYỆN 09/11/2022

Bà Tô Thị Bích Châu: "Xây dựng doanh nghiệp quận 1 trở thành đội ngũ tiên phong, giá trị, trách nhiệm cộng đồng"

TRÒ CHUYỆN 26/10/2022

Đội ngũ doanh nhân luôn tỏa sáng trong các phong trào của TP.HCM

TRÒ CHUYỆN 13/10/2022

Chúng ta cùng đồng hành

TRÒ CHUYỆN 13/10/2022

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi: Đội ngũ doanh nhân đã nâng cao vị thế kinh tế của TP.HCM với cả nước và quốc tế

TRÒ CHUYỆN 13/10/2022

Doanh nhân Lê Thị Thanh Lâm - Phó chủ tịch Hội Nữ doanh nhân TP.HCM (HAWEE): “Mentoring sẽ giúp tạo ra nhiều thế hệ lãnh đạo”

TRÒ CHUYỆN 10/10/2022

Doanh nhân truyền cảm hứng đều có động lực cống hiến cho đất nước

TRÒ CHUYỆN 09/10/2022

Ông Phan Nguyễn Như Khuê: Doanh nhân là thành tố quan trọng góp phần xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh

TRÒ CHUYỆN 27/09/2022

CEO KAPLA Education Lê Thị Kim Chi: Chúng tôi tự hào về mô hình tiếng Anh sáng tạo phát triển toàn diện của KAPLA

TRÒ CHUYỆN 26/09/2022

TS. Mai Hữu Tín - Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư U&I (UNIGROUP), Chủ tịch Tập đoàn Gỗ Trường Thành: “Đi học với tôi là một cách đầu tư vô cùng hiệu quả”

TRÒ CHUYỆN 14/09/2022

Chủ tịch Intimex Group Đỗ Hà Nam: "Giữ được uy tín thì kinh doanh toàn cầu không khó”

TRÒ CHUYỆN 29/08/2022

Chuyên gia kinh tế Phan Chánh Dưỡng: 'Cái gì mình không muốn thì đừng gieo cho người khác'

TRÒ CHUYỆN 12/08/2022

Doanh nhân Hồ Thanh Tuấn: Tôi muốn làm nhiều hơn để nâng cao vị thế ngọc trai Việt Nam

TRÒ CHUYỆN 27/07/2022

Tổng giám đốc Vinacontrol TP.HCM: Mong được cạnh tranh

TRÒ CHUYỆN 15/07/2022

Doanh nhân Trần Văn Mười: Văn hoá gia đình tạo nên văn hoá quốc gia

TRÒ CHUYỆN 30/06/2022

Nâng cao chất lượng dạy và học đại học bằng tình huống doanh nghiệp

TRÒ CHUYỆN 29/06/2022

Mong báo chí luôn đồng hành cùng doanh nghiệp

TRÒ CHUYỆN 17/06/2022

Doanh nhân trẻ Đặng Hồng Anh: “Giúp được nhiều người, lại muốn giúp thêm nhiều người nữa”

TRÒ CHUYỆN 27/05/2022

Nghệ sĩ, nhà giáo dục Thanh Bùi: "Nghệ thuật là một phần của giáo dục, giáo dục phải có nghệ thuật"

TRÒ CHUYỆN 12/05/2022

Ông Nguyễn Mạnh Lương - cố vấn kỹ thuật, thành viên sáng lập Công ty CP Đầu tư và Phát triển Cường Thuận: "Bộ đội làm kinh tế phải thượng tôn pháp luật"

TRÒ CHUYỆN 02/05/2022

Bà Bùi Thị Huệ - CEO Minh Group: "Cho nhân viên được phép sai lầm"

TRÒ CHUYỆN 14/04/2022

Nữ tướng USAC Group và khát khao mang nhiều giá trị cho cộng đồng

TRÒ CHUYỆN 13/04/2022

Ito Junichi - CEO World Link Japan: Tôi ái ngại về xu hướng người trẻ Việt hiện không sẵn sàng làm việc trong ngành sản xuất

TRÒ CHUYỆN 07/04/2022

Amy Dương - Chủ tịch tổ chức giáo dục toàn cầu Sống rực rỡ, CEO Công ty USHome: Khi "tỉnh thức", bạn sẽ sống cuộc sống mình muốn

TRÒ CHUYỆN 30/03/2022

Với phụ nữ, hạnh phúc là lan tỏa được những giá trị vật chất, tinh thần do mình tạo ra

TRÒ CHUYỆN 09/03/2022

TS. Lý Quí Trung - Giáo sư kiêm nhiệm và Cố vấn cấp cao Trường Đại học Western Sydney, Úc: “Tôi thích chia thời gian làm việc của mình ở cả hai quốc gia”

TRÒ CHUYỆN 04/03/2022

Ông Hân Nguyễn - CEO Thủ Đô Multimedia: "Tôi khát khao tạo ra một doanh nghiệp hạnh phúc bằng trí tuệ Việt"

TRÒ CHUYỆN 28/02/2022

Ông Trần Kim Chung - Chủ tịch CT Group: "Chìa khóa đi vào tương lai là giới trẻ”

TRÒ CHUYỆN 09/02/2022

Ông Huỳnh Công Tuấn - Tổng giám đốc Mebipha: Chúng tôi tự tin Mebipha có thể chinh phục bất kỳ thị trường nào

TRÒ CHUYỆN 08/02/2022

Ông Nguyễn Đình Trung - Chủ tịch Tập đoàn Hưng Thịnh: "Giúp nhiều người có nhà mới là hạnh phúc"

TRÒ CHUYỆN 07/02/2022

Bà Nguyễn Phi Vân - Chủ tịch Hiệp hội Đầu tư thiên thần Đông Nam Á: "Với doanh nhân, điều lớn nhất là giá trị của bản thân"

TRÒ CHUYỆN 13/01/2022

Ông Nguyễn Hồng Sơn - Tổng Giám Đốc Chubb Life Việt Nam: "Bảo hiểm phải là thành trì bảo vệ cuối cùng trước mọi cơn bão"

TRÒ CHUYỆN 11/01/2022

CEO CMC TSSG Phạm Văn Trung: Chuyển đổi số là sự thích nghi của doanh nghiệp

TRÒ CHUYỆN 30/12/2021

Ông Nguyễn Tu Mi - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH Vàng Mi Hồng: “Ráng sống tốt mỗi ngày”

TRÒ CHUYỆN 28/12/2021

Ông Phan Minh Thông - Chủ tịch HĐQT Phúc Sinh Group: "Tinh thần vững của người lãnh đạo là sức khỏe của doanh nghiệp"

TRÒ CHUYỆN 11/12/2021

Ông Đinh Hồng Kỳ - Chủ tịch HĐQT Công ty Secoin: "Muốn tiên phong thì phải có tri thức và bản lĩnh"

TRÒ CHUYỆN 30/11/2021

Bà Huỳnh Ngọc Vân - Giám đốc Bảo tàng Áo dài: "Với tôi, gìn giữ hòa bình hay di sản văn hóa đều là bổn phận"

TRÒ CHUYỆN 14/11/2021

Bà Nguyễn Thị Thu Hòa - CEO ADP Group: Bản lĩnh người được chọn

TRÒ CHUYỆN 10/11/2021

TSKH-KTS. Ngô Viết Nam Sơn: “Đã làm kiến trúc thì tôi luôn hướng về tương lai”

TRÒ CHUYỆN 30/10/2021

Vị thế tăng cao của hạ tầng mạng trong bối cảnh “phát triển kép” hậu Covid-19

TRÒ CHUYỆN 27/10/2021

Bà Mã Đào Ngọc Bích - Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Chuỗi Siêu thị mỹ phẩm AB Beauty World: “Hành trình từ trái tim”

TRÒ CHUYỆN 25/10/2021

Ông Bùi Hiền - Tổng giám đốc Southern Homes Việt Nam: Doanh nhân cần mạnh dạn dẫn đường trong thời kỳ mới

TRÒ CHUYỆN 13/10/2021

Ông Nguyễn Lâm Viên - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Vinamit: “Tôi đã chọn con đường đi đúng”

TRÒ CHUYỆN 28/09/2021

Giám đốc Khối Tiếp thị Techcombank: Thành công của thương hiệu là sự vượt trội của khách hàng mỗi ngày

TRÒ CHUYỆN 26/09/2021

Bà Lưu Thị Thanh Mẫu - Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Phúc Khang: “Đây là lúc doanh nhân thể hiện trách nhiệm với Thành phố - nơi đã giúp mình thành công”

TRÒ CHUYỆN 14/09/2021

TS. Lư Nguyễn Xuân Vũ - Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Xuân Nguyên: Doanh nghiệp cần đồng tâm cùng chính quyền để sớm đưa Thành phố thoát khỏi đại dịch

TRÒ CHUYỆN 12/08/2021

Ông Phạm Duy Hiếu - Tổng Giám đốc i.Value Holdings: "Không sợ nhân viên làm sai, chỉ sợ họ lặp lại sai lầm"

TRÒ CHUYỆN 29/07/2021

Ông Lê Hoàng - Giám đốc Công ty TNHH Đường Sách TP.HCM: “Doanh nhân thành công là những người tìm được giá trị từ sách”

TRÒ CHUYỆN 15/07/2021

Sinh viên sử dụng công nghệ tìm việc thông qua nền tảng YOOT JOB

TRÒ CHUYỆN 11/07/2021

Bà Constance Tew - Giám đốc sáng tạo Công ty Thiết kế nội thất CMD, Singapore: Khách hàng được trải nghiệm trong từng không gian nội thất

TRÒ CHUYỆN 17/06/2021

TS. Phan Công Chính - CEO Công ty CP Công nghệ và Đào tạo YOOT: “Chúng tôi muốn định nghĩa lại hướng nghiệp và kết nối tuyển dụng”

TRÒ CHUYỆN 10/06/2021

Bà Mã Đào Ngọc Bích - Tổng giám đốc chuỗi hệ thống làm đẹp Angel Beauty - Giám đốc chuỗi siêu thị mỹ phẩm AB Beauty World: Giải thưởng lớn nhất với tôi là tình yêu thương con người

TRÒ CHUYỆN 02/06/2021

Ông Trần Ngọc Bình - Giám đốc Công ty TNHH TM Hoàng Trần: Dấn thân, lắng nghe và hành động

TRÒ CHUYỆN 20/05/2021

Bà Tiêu Yến Trinh: Dành hết trí tuệ đóng góp phát triển nguồn nhân lực Thành phố

TRÒ CHUYỆN 15/05/2021

Ông Phan Đình Tuệ - Phó tổng giám đốc Ngân hàng Sacombank, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Nghệ Tĩnh: "Chúng tôi tự hào là người con quê hương Bác"

TRÒ CHUYỆN 14/05/2021

Chị Tiêu Yến Trinh - nữ doanh nhân duy nhất ứng cử ĐB HĐND TP.HCM khoá X

TRÒ CHUYỆN 13/05/2021

Ông Nguyễn Đức Thịnh - Chủ tịch Công ty CP Music One: "Kinh doanh để nuôi nghệ thuật"

TRÒ CHUYỆN 01/05/2021

Bà Đặng Kim Phượng - CEO Công ty TNHH Master Phuong: Tham vọng thống trị thị trường là bí quyết thành công của tôi

TRÒ CHUYỆN 27/04/2021

TGĐ Bidrico Nguyễn Đặng Hiến: Dành tất cả kinh nghiệm, năng lực đóng góp xây dựng chính sách

TRÒ CHUYỆN 07/04/2021

Ông Nguyễn Huỳnh Đạt - Tổng giám đốc Công ty CP Viet Cup: "Tôi muốn người Việt được uống cà phê ngon trên chính quê hương mình"

TRÒ CHUYỆN 01/04/2021

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn - Chủ tịch Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG): Mục tiêu của tôi sẽ đưa 40-50 triệu khách du lịch đến Việt Nam

TRÒ CHUYỆN 01/04/2021

Gặp doanh nhân gắn bó với quả trứng gần 3 thập kỷ

TRÒ CHUYỆN 01/04/2021

Ông Nguyễn Đình Tùng - Tổng giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu Vina T&T group: Chúng tôi có doanh thu hàng chục triệu USD là nhờ liên kết với nông dân

TRÒ CHUYỆN 13/03/2021

Doanh nhân Đặng Thị Kim Oanh - Chủ tịch HĐQT Kim Oanh Group: Tôi chống đỡ chứ không "đánh" lại khi bị cạnh tranh

TRÒ CHUYỆN 08/03/2021

Ông Lê Viết Hiếu - CEO Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình: "Tôi lãnh đạo công ty bằng cách đưa ra những câu hỏi"

TRÒ CHUYỆN 28/02/2021

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây