Nghệ sĩ, nhà giáo dục Thanh Bùi: "Nghệ thuật là một phần của giáo dục, giáo dục phải có nghệ thuật"
Quyết định "buông" nước Úc trở về Việt Nam chỉ để trả lời câu hỏi: "Mình là ai?". Hơn 10 năm trở về và bắt đầu con đường giáo dục, Chủ tịch Tập đoàn Giáo dục Embassy Education Thanh Bùi đã "chạm" tay đến hạnh phúc khi được gọi hai chữ "thầy ơi" như anh từng mong. Và Thanh Bùi đã biến hình ảnh một nghệ sĩ thành một nhà giáo dục với tư duy "giáo dục sáng tạo phải bắt đầu càng sớm càng tốt".
* Anh có thể giải thích vì sao lại là giáo dục sáng tạo (GDST) và GDST càng sớm lại càng tốt?
- Nghệ sĩ, nhà giáo dục Thanh Bùi: GDST là điều quá cần thiết và quá thiếu trong xã hội Việt Nam hiện nay. Một thực tế là hai năm qua, khi Covid-19 xảy ra, nhiều doanh nghiệp đã thay đổi, sáng tạo mô hình mới thì sống sót và duy trì được hoạt động, trong khi nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa vì không chịu thay đổi.
Thanh có hai đứa con, khi dịch Covid-19 xảy ra, Thanh cũng tự hỏi sẽ phải giáo dục cho con thế nào trong một tương lai mà chưa biết sẽ ra sao? Và Thanh thấy mình quá may mắn khi được học bổng vào học các trường giỏi nhất ở Úc và ở đó, họ không dạy cho Thanh học toán giỏi hay tiếng Anh giỏi, vì họ nói đó là điều cơ bản nhất có thể, nhưng cái cách mình sử dụng kiến thức, thông tin đó như thế nào để mình ráp lại những kiến thức, thông tin đó thành những mô hình khác biệt và phù hợp cho hôm nay và ngày mai, thì nó rất cần sự sáng tạo.
* Theo anh, khái niệm giáo dục nên hiểu thế nào?
- Giáo dục cho thế hệ tiếp theo là không ép con theo hướng nào hết mà phải cho con thử tất cả mọi thứ, đừng đánh giá môn học nào hơn môn nào mà phải đánh giá tất cả môn học như nhau. Phải thay đổi tư duy của các phụ huynh là giáo dục để con trở thành phiên bản đúng nhất, đẹp nhất của con, cho phép con theo đuổi giấc mơ và được sống ước mơ của con thông qua đôi mắt của con chứ không phải của người lớn. Vì chỉ có thế con mới hạnh phúc.
Trở lại câu hỏi tại sao lại sáng tạo? Vì khi sáng tạo thì con sẽ không sợ ngày mai. Con sẽ biến điều lo sợ không biết ngày mai thế nào thành động lực để vượt qua khó khăn. Và sáng tạo cho con mở ra tư duy. Sáng tạo sẽ không làm cho con bị rập khuôn và sáng tạo sẽ kích thích con phải học mỗi ngày.
![]() |
* Nhưng nhiều phụ huynh lại cho rằng, trẻ ở hệ mầm non thì chưa cần đầu tư nhiều cho giáo dục?
- Đó là tư duy rất... sai. Khi tìm hiểu vào sâu về giáo dục Việt Nam, Thanh nhận thấy đa số phụ huynh đều cho rằng tuổi mầm non từ 2- 6 tuổi là còn quá nhỏ, chưa biết gì nên đầu tư cho con thời điểm này chưa cần thiết. Thế nhưng, khoa học đã chứng minh trẻ em từ 2-6 tuổi thì 90% não đang phát triển và đây là thời điểm vàng để trẻ tiếp thu nhiều điều mới mẻ xung quanh cùng trí tưởng tượng, sáng tạo. Từ 6 tuổi trở lên, trẻ sẽ rất khó để thay đổi tư duy. Vì thế, giáo dục sáng tạo phải bắt đầu từ hệ nhỏ nhất có thể.
* Anh nói chỉ khi có con mới bắt đầu nghĩ đến kinh doanh giáo dục, nghĩa là kinh doanh bột phát theo... nhu cầu, lại là nghệ sĩ, hẳn là anh gặp nhiều khó khăn?
- Không quá khó khăn vì khi 18-19 tuổi, Thanh đã đi dạy toán, âm nhạc ở Úc để kiếm sống và đó là nghề của Thanh và nó đã nuôi được đam mê âm nhạc của Thanh. Tại Úc, Thanh cũng đã sáng lập hệ thống trường nghệ thuật và cũng có 400-500 học trò. Tuy nhiên khi về Việt Nam, Thanh bắt đầu sự hiện diện của mình qua hình ảnh là một ca sĩ, nhạc sĩ nên mọi người biết đến Thanh ở vai trò này mà thôi.
* Dù từng kinh doanh ở Úc nhưng với môi trường mới là Việt Nam, anh có bị bỡ ngỡ...
- Thanh sinh ra và lớn lên ở Úc nên Việt Nam với Thanh như một tờ giấy trắng. Ngày trở về, Thanh không biết mình là ai, không hề biết gì về đất nước. Cái gì mới mà nói không bỡ ngỡ là... nói xạo (cười). Và khó khăn lớn nhất của Thanh lúc đó là sốc về văn hóa. Và Thanh vượt qua điều đó bằng cách thay đổi tư duy. Thanh nghĩ: "Trước khi muốn ai hiểu mình thì mình phải hiểu mọi người trước". Với tư duy đó, Thanh đã thay đổi và đầu tiên là phải nói tiếng Việt tốt nhất có thể. Thanh đã học nói, học nghe, học giao tiếp mỗi ngày. Đến bây giờ, Thanh đã hiểu hết cả những từ địa phương, thậm chí ai đó "chơi chữ" với Thanh bằng những câu nói lóng hay nghĩa đen, Thanh cũng "chấp luôn", kiểu gì Thanh cũng "chơi được" (cười).
Điều thú vị là khi Thanh hiểu hết được tiếng Việt và có thể chia sẻ sâu hơn với mọi người về triết lý giáo dục, cuộc sống... thì sự kết nối của Thanh với mọi người khác hẳn, nó tốt lên rất nhiều. Tiếng Việt rất phong phú, nó làm cho trí tuệ và tâm hồn con người Việt Nam và bản thân Thanh cũng phong phú, bay bổng, dễ biểu cảm và đa sắc màu hơn nên đó cũng là động lực để Thanh cứ phải khám phá, cứ phải học..
* Còn gì gọi là khó nữa không?
- Nhiều lắm. Đơn cử như việc đem các chương trình giáo dục quốc tế về Việt Nam cũng không đơn giản vì mình không thể áp dụng mô hình này ở Việt Nam ngay lập tức vì có nhiều thứ khác, văn hóa khác, môi trường giáo dục khác, thói quen học tập khác, khí hậu khác... đặc biệt là tư duy cũng khác. Có những cái mình nghĩ nó quá bình thường thì nó lại không bình thường.
Ví dụ, ở phương Tây, việc một người Tây không học tiếng mẹ đẻ là không bao giờ có và làm mất tiếng mẹ đẻ là điều tối kỵ và bị đánh giá rất thấp, nhưng một số người Việt Nam thì vẫn sẵn sàng mất gốc, hoặc cho con em đi du học từ nhỏ hoặc vào trường quốc tế để học tiếng nước ngoài, để rồi có nhiều em tuy sinh ra ở Việt Nam, gốc Việt 100% nhưng nói tiếng Việt không rành và phát âm ngọng nghịu như trẻ nước ngoài nói tiếng Việt. Đó là sự nguy hiểm.
Hay cũng có nhiều học sinh luôn nghĩ mình dốt vì không giỏi toán, lý hay các môn tự nhiên. Trong khi tại một xã hội phát triển, không phải ai giỏi toán cũng là người giỏi. Ở nước ngoài, trẻ em học âm nhạc, nghệ thuật, thể thao từ chính sách của chính phủ và bắt buộc phải học. Nhưng tại Việt Nam thì chỉ là môn học có cũng được và không cũng được.
* Nghe nói có thời gian anh đã tính bỏ cuộc?
- Đó là năm thứ hai Thanh về Việt Nam. Lúc đó, Thanh thấy mọi thứ quá khó. Thanh không thể hiểu và cũng không thể trả lời được câu hỏi: "Tại sao bị sai, tại sao như thế này, tại sao cái gì cũng khó quá, tại sao mọi người khá đố kỵ và tiêu cực, làm việc nhóm ít hiệu quả, rất cá nhân, không đoàn kết, thông hiểu dù cố gắng mấy cũng không thể...".
* Vậy động lực nào để anh ở lại và tiếp tục?
- Đó là phải tìm được động lực. Thanh nghĩ nếu chỉ một mình Thanh "buông" Úc để về Việt Nam thì đất nước ấy cũng sẽ không ảnh hưởng, tổn thất gì. Nhưng khi Thanh mang hết kinh nghiệm, sự từng trải, vốn sống và năng khiếu có được về Việt Nam và tập trung, dành tâm huyết đầu tư cho nó thì sẽ mang lại sự ảnh hưởng rất lớn cho nhiều người và cho đất nước. Hơn nữa, ở bất cứ đất nước nào đang trong giai đoạn phát triển, khó khăn cũng là đương nhiên. Và đi qua giai đoạn này, mọi thứ sẽ ổn và phát triển theo hướng thẳng.
![]() |
* Và 10 năm sau, anh đang bắt đầu thấy được điều đó...
- Đúng. Thanh nghĩ Thanh đã là người Việt Nam và mong muốn Việt Nam phải vươn lên. Và khi có con, Thanh quyết định con của mình phải ở Việt Nam, đi học ở đây để con phải biết "mình là ai" chứ không như Thanh ngày xưa khi về Việt Nam vẫn không biết mình là ai. Khi con người không biết họ là ai thì rất nguy hiểm...
Thanh cũng không chấp nhận con mình phải học và sống trong môi trường học quốc tế mà số lượng học sinh Việt Nam chỉ là số ít. Ở môi trường mà số đông học sinh và thầy cô giáo là người nước ngoài thì việc học sinh người Việt luôn sai là chuyện bình thường. Có lẽ, mọi người sẽ không hiểu hết nhưng với Thanh là người từng sống trong môi trường đó thì Thanh không thể chấp nhận con mình sẽ lại như Thanh ngày xưa.
Đến bây giờ, Thanh luôn tự hào là người Việt Nam, đang sống ở đây, hiểu được tư duy của người nước ngoài và cả tư duy của người Việt Nam, nên Thanh khác biệt hơn so với rất nhiều người ở các nước đang mong muốn đến Việt Nam để làm ăn và tìm cơ hội.
Thanh cũng vô cùng cảm ơn ba mẹ vì đã giữ được nguồn gốc Việt cho Thanh. Khi còn ở bên Úc, hằng ngày Thanh có thể nói ngôn ngữ của người bản xứ ở ngoài đường và trường học, nhưng khi về nhà, Thanh vẫn phải khoanh tay, dạ thưa cha mẹ và nói tiếng Việt trong gia đình theo truyền thống văn hóa Việt Nam.
* Có nhiều người khi đầu tư vào giáo dục lại rất ngại gọi là kinh doanh giáo dục, anh thì sao?
- Đúng là khi nói về tiền, nhiều người... ngại ngại, nhưng Thanh là người làm tài chính, kinh doanh nên Thanh có cái nhìn khác và xem đó chỉ là phương tiện. Khi mình kinh doanh bài bản và có trách nhiệm với sản phẩm của mình và đối tượng của mình thì không có gì phải ngại. Thực tế là mình phải trả lương cho nhân sự, phải trả tiền điện, nước cơ sở hạ tầng và rất nhiều chi phí khác nữa để vận hành. Nhưng Thanh mong khi làm giáo dục thì đặt giáo dục ở giữa mọi việc chứ không phải là kinh doanh. Thực tế hiện nay, nhiều người đang đi theo xu hướng kinh doanh giáo dục hơn là làm giáo dục. Thanh nghĩ, kiếm tiền là việc bình thường nhưng cách làm phải đúng và phải có cốt lõi.
* Trên hành trình giáo dục, có vấp, có tiến, có lùi... Vậy điều gì anh đúc kết được từ những vấp váp, tiến, lùi đó?
- 10 năm qua, Thanh từng đi hai bước, rồi té, rồi ngã, rồi lùi mười bước, rồi lại bước lên và có rất nhiều khó khăn, thử thách. Và bài học Thanh rút ra là sẵn sàng fail (thất bại). Ngày xưa Thanh có nỗi sợ rất lớn là sợ mình không thành công, nhưng rồi đã hiểu "muốn thành công phải thử, phải chấp nhận thất bại và quan trọng là người thành công sẽ biết đứng dậy thế nào".
Khi đã trải qua hết sóng gió, Thanh thấy mình càng ngày càng đầm hơn, hiểu mình, nhìn mọi vấn đề chỉ như hạt cát và thấy mọi thứ xung quanh nhẹ nhàng hơn. Ngày trước do mình quá tâm huyết với công việc và cũng quá chỉn chu, cầu toàn nên khi lãnh đạo, Thanh chưa đủ thoáng cho mọi người. Nhưng một ngày nhận ra, nếu mình tiếp tục lãnh đạo theo hướng này sẽ không thể phát triển lớn hơn được, quan trọng là còn phải có sức khỏe để đi tiếp, tiếp tục sáng tạo và làm nhiều việc khác nữa. Thế là "buông". Sau này Thanh vẫn nói với nhân viên: "Làm sếp phải biết lúc nào mình đúng, lúc nào mình sai và nhiều lúc cũng cần phải buông và sẵn sàng nhìn lỗi".
10 năm qua, Thanh đã chứng kiến rất nhiều người bỏ cuộc, nhưng Thanh đã không bỏ cuộc và sẽ không bao giờ bỏ cuộc mà tiếp tục rèn luyện những gì mình cần phải rèn luyện.
* Được biết anh rất tâm đắc câu "Trong thế giới phẳng, chỉ có sự khác biệt mới tạo ra đặc biệt". Anh có thể chia sẻ sâu hơn ý nghĩa của câu nói này?
- Trong thế giới phẳng, con người ngày càng có nhiều điều kiện hơn thì ai cũng được tiếp cận với những cái đang có và trong một thế giới ai cũng như nhau thì sự sáng tạo sẽ mang đến cho mỗi người một khí chất riêng, khác với người khác.
Lấy ví dụ, ở các trường đại học nổi tiếng trên thế giới như MIT, Stanford, Harvard... hằng năm, họ chỉ chọn 3,18% trong tổng số hồ sơ nộp vào, trong khi có đến 70% hồ sơ đều đạt thành tích học tập rất cao. Như vậy, việc học giỏi và điểm số cao trở nên bình thường và không còn quan trọng nhất. Vậy điều gì để một em học sinh này có thể khác biệt và có cơ hội được nhận vào trường khi cùng thành tích học tập cao? Khi đó, ban tuyển chọn sẽ tìm các học sinh có niềm đam mê gì, sở thích gì, biết chơi một bộ môn nghệ thuật hay thể thao nào, đã đóng góp gì cho xã hội? Đó chính là những kỹ năng mềm giúp trẻ trở nên con người toàn diện và khác biệt.
![]() |
* Điều anh tâm đắc nhất trong hành trình đầu tư giáo dục?
- Là quá trình. Vì Thanh tâm đắc cách mình làm thế nào chứ không phải là kết quả. Thanh tin quá trình đã làm và đang đang làm là đúng. Giáo dục làm cho con người thay đổi tư duy và âm nhạc giúp con người sống tốt hơn. Thanh đã làm thay đổi tư duy và cuộc sống của nhiều trẻ em Việt Nam. Thanh cảm thấy vui và hạnh phúc khi được làm thầy vì ngồi với các em, Thanh học được sự hồn nhiên, trong trẻo và nghe được nỗi lòng của các em mà ngay cả phụ huynh cũng không bao giờ được chia sẻ.
* Anh nghĩ thế nào về quan điểm nghệ thuật và giáo dục không thể tách rời nhau?
- Khoa học đã chứng minh âm nhạc và nghệ thuật chính là nền tảng khơi nguồn sự sáng tạo, giúp con người nhạy cảm với cuộc sống, làm tâm hồn con người hoàn thiện hơn. Đây là điều cần thiết, nhất là khi chỉ vài chục năm nữa, robot với trí tuệ nhân tạo sẽ thay thế con người và khi đó, 80% công việc ngày hôm nay sẽ không còn nữa.
Nghệ thuật là một phần của giáo dục, giáo dục phải có nghệ thuật. Một trong những giấc mơ lớn của Thanh là giáo dục, tâm huyết lớn nhất là trao cho các em sự hạnh phúc nhiều nhất có thể thông qua giáo dục sáng tạo.
* Triết lý sống anh từng chia sẻ: "Bạn không mất một xu nào cả, sống mãnh liệt, làm việc cật lực, yêu hết mình". Vậy anh có sống đủ 3 triết lý của mình chưa?
- Đã sống đúng nhưng chưa đủ. Bởi khi mình nghĩ là đủ thì mình sẽ không còn khát khao, phấn đấu. Và khi càng làm sẽ thấy có nhiều thứ khác cần phải làm và con người của Thanh đã chọn cái gì thì sẽ làm hết sức.
* Cảm ơn anh về buổi trò chuyện thú vị!
Amy Dương - Chủ tịch tổ chức giáo dục toàn cầu Sống rực rỡ, CEO Công ty USHome: Khi "tỉnh thức", bạn sẽ sống cuộc sống mình muốn
Ito Junichi - CEO World Link Japan: Tôi ái ngại về xu hướng người trẻ Việt hiện không sẵn sàng làm việc trong ngành sản xuất
Bà Bùi Thị Huệ - CEO Minh Group: "Cho nhân viên được phép sai lầm"
Doanh nhân Thu Trang T.A.F Medical lọt top 50 nữ lãnh đạo Châu Á Thái Bình Dương
Ông Nguyễn Mạnh Lương - cố vấn kỹ thuật, thành viên sáng lập Công ty CP Đầu tư và Phát triển Cường Thuận: "Bộ đội làm kinh tế phải thượng tôn pháp luật"
Nữ tướng USAC Group và khát khao mang nhiều giá trị cho cộng đồng
Với phụ nữ, hạnh phúc là lan tỏa được những giá trị vật chất, tinh thần do mình tạo ra
TS. Lý Quí Trung - Giáo sư kiêm nhiệm và Cố vấn cấp cao Trường Đại học Western Sydney, Úc: “Tôi thích chia thời gian làm việc của mình ở cả hai quốc gia”
Ông Hân Nguyễn - CEO Thủ Đô Multimedia: "Tôi khát khao tạo ra một doanh nghiệp hạnh phúc bằng trí tuệ Việt"
Ông Trần Kim Chung - Chủ tịch CT Group: "Chìa khóa đi vào tương lai là giới trẻ”
Ông Huỳnh Công Tuấn - Tổng giám đốc Mebipha: Chúng tôi tự tin Mebipha có thể chinh phục bất kỳ thị trường nào
Ông Nguyễn Đình Trung - Chủ tịch Tập đoàn Hưng Thịnh: "Giúp nhiều người có nhà mới là hạnh phúc"
Bà Nguyễn Phi Vân - Chủ tịch Hiệp hội Đầu tư thiên thần Đông Nam Á: "Với doanh nhân, điều lớn nhất là giá trị của bản thân"
Ông Nguyễn Hồng Sơn - Tổng Giám Đốc Chubb Life Việt Nam: "Bảo hiểm phải là thành trì bảo vệ cuối cùng trước mọi cơn bão"
CEO CMC TSSG Phạm Văn Trung: Chuyển đổi số là sự thích nghi của doanh nghiệp
Ông Nguyễn Tu Mi - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH Vàng Mi Hồng: “Ráng sống tốt mỗi ngày”
Ông Phan Minh Thông - Chủ tịch HĐQT Phúc Sinh Group: "Tinh thần vững của người lãnh đạo là sức khỏe của doanh nghiệp"
Ông Đinh Hồng Kỳ - Chủ tịch HĐQT Công ty Secoin: "Muốn tiên phong thì phải có tri thức và bản lĩnh"
Bà Huỳnh Ngọc Vân - Giám đốc Bảo tàng Áo dài: "Với tôi, gìn giữ hòa bình hay di sản văn hóa đều là bổn phận"
Bà Nguyễn Thị Thu Hòa - CEO ADP Group: Bản lĩnh người được chọn
TSKH-KTS. Ngô Viết Nam Sơn: “Đã làm kiến trúc thì tôi luôn hướng về tương lai”
Vị thế tăng cao của hạ tầng mạng trong bối cảnh “phát triển kép” hậu Covid-19
Bà Mã Đào Ngọc Bích - Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Chuỗi Siêu thị mỹ phẩm AB Beauty World: “Hành trình từ trái tim”
Ông Bùi Hiền - Tổng giám đốc Southern Homes Việt Nam: Doanh nhân cần mạnh dạn dẫn đường trong thời kỳ mới
Ông Nguyễn Lâm Viên - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Vinamit: “Tôi đã chọn con đường đi đúng”
Giám đốc Khối Tiếp thị Techcombank: Thành công của thương hiệu là sự vượt trội của khách hàng mỗi ngày
Bà Lưu Thị Thanh Mẫu - Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Phúc Khang: “Đây là lúc doanh nhân thể hiện trách nhiệm với Thành phố - nơi đã giúp mình thành công”
TS. Lư Nguyễn Xuân Vũ - Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Xuân Nguyên: Doanh nghiệp cần đồng tâm cùng chính quyền để sớm đưa Thành phố thoát khỏi đại dịch
Ông Phạm Duy Hiếu - Tổng Giám đốc i.Value Holdings: "Không sợ nhân viên làm sai, chỉ sợ họ lặp lại sai lầm"
Ông Lê Hoàng - Giám đốc Công ty TNHH Đường Sách TP.HCM: “Doanh nhân thành công là những người tìm được giá trị từ sách”
Sinh viên sử dụng công nghệ tìm việc thông qua nền tảng YOOT JOB
Bà Constance Tew - Giám đốc sáng tạo Công ty Thiết kế nội thất CMD, Singapore: Khách hàng được trải nghiệm trong từng không gian nội thất
TS. Phan Công Chính - CEO Công ty CP Công nghệ và Đào tạo YOOT: “Chúng tôi muốn định nghĩa lại hướng nghiệp và kết nối tuyển dụng”
Bà Mã Đào Ngọc Bích - Tổng giám đốc chuỗi hệ thống làm đẹp Angel Beauty - Giám đốc chuỗi siêu thị mỹ phẩm AB Beauty World: Giải thưởng lớn nhất với tôi là tình yêu thương con người
Ông Trần Ngọc Bình - Giám đốc Công ty TNHH TM Hoàng Trần: Dấn thân, lắng nghe và hành động
Bà Tiêu Yến Trinh: Dành hết trí tuệ đóng góp phát triển nguồn nhân lực Thành phố
Ông Phan Đình Tuệ - Phó tổng giám đốc Ngân hàng Sacombank, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Nghệ Tĩnh: "Chúng tôi tự hào là người con quê hương Bác"
Chị Tiêu Yến Trinh - nữ doanh nhân duy nhất ứng cử ĐB HĐND TP.HCM khoá X
Ông Nguyễn Đức Thịnh - Chủ tịch Công ty CP Music One: "Kinh doanh để nuôi nghệ thuật"
Bà Đặng Kim Phượng - CEO Công ty TNHH Master Phuong: Tham vọng thống trị thị trường là bí quyết thành công của tôi
TGĐ Bidrico Nguyễn Đặng Hiến: Dành tất cả kinh nghiệm, năng lực đóng góp xây dựng chính sách
Ông Nguyễn Huỳnh Đạt - Tổng giám đốc Công ty CP Viet Cup: "Tôi muốn người Việt được uống cà phê ngon trên chính quê hương mình"
Ông Johnathan Hạnh Nguyễn - Chủ tịch Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG): Mục tiêu của tôi sẽ đưa 40-50 triệu khách du lịch đến Việt Nam
Gặp doanh nhân gắn bó với quả trứng gần 3 thập kỷ
Ông Nguyễn Đình Tùng - Tổng giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu Vina T&T group: Chúng tôi có doanh thu hàng chục triệu USD là nhờ liên kết với nông dân
Doanh nhân Đặng Thị Kim Oanh - Chủ tịch HĐQT Kim Oanh Group: Tôi chống đỡ chứ không "đánh" lại khi bị cạnh tranh
Ông Lê Viết Hiếu - CEO Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình: "Tôi lãnh đạo công ty bằng cách đưa ra những câu hỏi"
Ông Phạm Đình Nguyên - Nhà sáng lập thương hiệu cà phê PhinDeli: Đã đến lúc bước tới
Doanh nhân Lê Thanh Lâm - CEO Công ty CP Đào tạo Kỹ năng Lãnh đạo Topskills: 50% nhân viên nghỉ việc là do không hợp tác được với cấp quản lý
Ông Bùi Hiền - Tổng giám đốc SouthernHomes Việt Nam: Khát vọng nâng tầm nghề phân phối - kinh doanh địa ốc
Bà Nguyễn Hương - Tổng giám đốc Công ty CP Bất động sản Đại Phúc Land: "Giá trị của bất động sản chính là tài sản để đời cho thế hệ sau"
Bà Võ Thị Phương Lan - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Giao nhận vận tải Mỹ Á (ASL): "Phải tạo được uy tín cá nhân thì mới đi xa"
Ông Tôn Thạnh Nghĩa - Tổng giám đốc Công ty TNHH Nút áo Tôn Văn: "Tôi đã có một khởi đầu mới"
Bà Trần Thị Ái Liên - Phó tổng giám đốc nhân sự AIA Việt Nam: "Muốn chiều khách, AIA Việt Nam chọn chiều nhân viên trước"
Ông Phạm Phú Trường - Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Tư vấn kinh doanh hội nhập toàn cầu GIBC: "Vượt qua thách thức làm cho cuộc sống có ý nghĩa hơn"
Ông Huỳnh Thiên Triều - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Amway Việt Nam: “Phát triển kinh doanh bền vững là mục tiêu của chúng tôi”
Ông Đặng Văn Thành - Chủ tịch Tập đoàn Thành Thành Công (TTC Group): "Với tôi, chỉ có làm tốt hay không tốt"
Bà Nhan Húc Quân - Tổng giám đốc Công ty New Toyo (Việt Nam): "Hãy vượt qua thách thức và chính mình"
Vững tay chèo, vượt sóng khó
Ông Đỗ Phước Tống - Chủ tịch HĐTV Công ty Cơ khí Duy Khanh: "Theo đuổi đam mê đến khi còn có thể"
Ông Trương Tiến Dũng - Tổng giám đốc Công ty CP Kinh doanh thủy hải sản Sài Gòn: "Bán hàng là bán cái tâm mình trước"
Ông Nguyễn Tuấn Mùi - Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Vận tải Sài Gòn: Doanh nhân không chỉ kiếm tiền cho bản thân
Phùng Tuấn Đức - Tổng giám đốc Gojek Việt Nam: "Giá trị của người lãnh đạo là đội ngũ mạnh"
Ông Trần Ngọc Thiều - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Viễn thông ACT: Tinh thần người lính giúp chúng tôi đương đầu với thử thách
Lê Minh Sơn và giấc mơ nhạc sĩ phải sống được bằng tác quyền
Ông Phan Đình Tuệ - Phó tổng giám đốc Sacombank: "Phải có chính sách kêu gọi doanh nghiệp tư nhân xây dựng tổ chức Đảng"
Giám đốc Schneider Electric IT Việt Nam: “Công nghệ là chìa khóa tiếp cận cánh cửa bình thường mới của các doanh nghiệp”
Bà Phan Thị Tuyết Mai - Tổng giám đốc Công ty TMTM, chủ thương hiệu MORI: Tự hào góp phần quảng bá ẩm thực Việt Nam ra thế giới
Doanh nhân dạy con hướng nghiệp - Gieo hạt giống về nghề nghiệp từ nhỏ (P2)
Doanh nhân dạy con hướng nghiệp - Gieo ước mơ, khơi sáng tiềm năng cho trẻ (P1)
Khi doanh nhân đồng hành cùng con hướng nghiệp
Doanh nghiệp và Báo chí: Thông tin trung thực qua góc nhìn của doanh nhân
Ông Nguyễn Văn Thảo - Tổng giám đốc Công ty Sài Gòn Xanh (TRIBAT): "Phải trả lại cho môi trường nhiều tài nguyên nhất khi xử lý chất thải"
Ông Trần Tuấn Long - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Thiết Thạch Group: "Muốn công ty khỏe thì môi trường làm việc phải sạch"
AI bùng nổ tại Việt Nam
Khát vọng người lính
"Đừng nói tới tăng trưởng ngành khách sạn, tồn tại và vượt qua dịch là tốt rồi"
Chúng tôi trên mạng xã hội