Chúng tôi trên mạng xã hội

Khát vọng vươn tầm thế giới của doanh nhân Việt: Cần có văn hóa kinh doanh

KTS. Lê Viết Hải (*)Thứ bảy, 17/12/2022 | 11:00 GMT+7

Doanh nhân Việt Nam cần có tư duy toàn cầu để mạnh dạn phát triển kinh doanh ra nước ngoài. Trong hội nhập, doanh nhân cần góp phần bảo vệ và phát triển nền văn minh của nhân loại, phụng sự cho sự thịnh vượng toàn cầu.

Văn hóa kinh doanh trong giao thương quốc tế

Mỗi doanh nghiệp đều có đặc điểm văn hóa riêng. Cái riêng đó là yếu tố chính làm nên thành công hay thất bại. Trong cái riêng có cái chung. Cái riêng cần được xây dựng trên nguyên tắc phù hợp với cái chung. Cũng như điều lệ, văn hóa của công ty phải phù hợp với luật pháp quốc gia. 

Tôi rất vinh hạnh được góp phần truyền thông sâu rộng bộ tiêu chí văn hóa kinh doanh Việt Nam của Hiệp hội Phát triển Văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam và 6 quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Theo tôi, đây là những quy chế và quy tắc làm căn cứ quan trọng trong việc xem xét trao tặng các giải thưởng cho doanh nhân, doanh nghiệp.

Ông Lê Viết Hải

Ông Lê Viết Hải

Trong thời kỳ hội nhập, doanh nhân Việt Nam phát triển kinh doanh ra thị trường nước ngoài cần có văn hóa kinh doanh trong giao thương quốc tế với tiêu chí phù hợp. Đó là tiêu chí về đóng góp vào việc bảo vệ và phát triển nền văn minh nhân loại, sự thịnh vượng của toàn cầu, đóng góp vào việc bảo vệ môi trường sống.

Tôi kiến nghị Hiệp hội Phát triển Văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam bổ sung vào bộ tiêu chí văn hóa kinh doanh Việt Nam 3 chỉ tiêu sau đây:

Thứ nhất, doanh nghiệp Việt Nam đóng góp phát minh, sáng chế sản phẩm và dịch vụ chất lượng vượt trội, tiết kiệm tài nguyên, thân thiện với môi trường, phù hợp với các chỉ tiêu ESG (Environmental, Social and Governance)cũng như định hướng kinh tế tuần hoàn (Circular Economy) của thế giới.

Thứ hai, trong phát triển sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải quan tâm và có hành động cụ thể trong việc bảo tồn, tôn tạo di sản vật thể và phi vật thể của quốc gia, đóng góp vào việc bảo vệ và phát triển nền văn minh của nhân loại.

Thứ ba, qua giao thương quốc tế, doanh nghiệp lan tỏa văn hóa kinh doanh đặc sắc của Việt Nam, văn hóa tốt đẹp của dân tộc, thể hiện lòng nhân ái, đức hy sinh của người Việt Nam, đóng góp tích cực vào việc đem lại hòa bình cho nhân loại, nỗ lực thực hiện nhiệm vụ đại sứ văn hóa và đại sứ hòa bình.

Đạo đức doanh nhân trong kỷ nguyên hội nhập toàn cầu

Khi doanh nghiệp Việt Nam hội nhập với nền kinh tế thế giới, theo tôi nên có thêm những quy tắc đạo đức hướng đến lợi ích chung của nhân loại. 

Chúng ta nhận thức rõ rằng không có cái chung thì cũng không có cái riêng. Điều đó đã thể hiện rất rõ qua nhiều giai đoạn lịch sử, qua nhiều cuộc chiến chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc.

Hiện nay, những vấn đề toàn cầu ngày càng nhức nhối với nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến trái đất - ngôi nhà chung của loài người, thậm chí có thể hủy hoại hoàn toàn môi trường sống của muôn loài, nền văn minh của nhân loại có thể lụi tàn bởi sự ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, bởi chiến tranh, thiên tai và dịch bệnh. Trong đó, nguy cơ đáng sợ nhất là chiến tranh. Vì vậy, sự đóng góp của văn hóa doanh nghiệp cần được xem là một sứ mệnh thiêng liêng. Sự cống hiến, phụng sự cho nhân loại, bảo vệ môi trường sống trên trái đất cần được xem là nghĩa vụ cao đẹp của doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam chứ không chỉ là trách nhiệm xã hội. 

Thực hiện được những việc ấy, cùng với những hoạt động tích cực để gìn giữ hòa bình là đóng góp rất quan trọng và có giá trị vô cùng to lớn đối với nền văn minh của nhân loại.

Doanh nhân Việt Nam cần biết nuôi dưỡng lòng nhân ái, vị tha và đức hy sinh thì mới tạo nên sự khác biệt lớn. Chúng ta hãy mở rộng lòng nhân ái để yêu thương con người và muôn loài trên hành tinh.Văn hóa kinh doanh Việt Nam cần đặt trên nền tảng đạo đức của doanh nhân, đạo đức của từng công dân Việt Nam và đạo đức cần được xây dựng dựa trên lòng yêu nước thương dân và nuôi dưỡng các đức tính tốt đẹp nói trên.

-9374-1670914723.jpg
 

Vì lẽ đó mà càng yêu dân, yêu nước bao nhiêu, chúng ta lại càng cần phải yêu trái đất, yêu sự sống của muôn loài và hướng đến việc cống hiến cho sự phát triển lành mạnh, tốt đẹp của cả thế giới, phụng sự cho lợi ích của nhân loại nhiều bấy nhiêu.

Với quan niệm đó, với tinh thần và thái độ đó, chắc chắn doanh nhân Việt Nam sẽ được cả thế giới tôn trọng, trân quý. Điều đó nhất định sẽ mang lại sự thịnh vượng vững bền cho quốc gia.

Bằng trải nghiệm của chính mình và của Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình, tôi xin phép đóng góp bổ sung thêm 6 quy tắc trong bộ quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam do VCCI soạn thảo, ban hành để phù hợp hơn trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên hội nhập toàn cầu:

   1. Tạo giá trị kinh tế cho xã hội

   2. Tuân thủ pháp luật

   3. Minh bạch, công bằng, liêm chính

   4. Sáng tạo, hợp tác cùng phát triển

   5. Tôn trọng thiên nhiên, bảo vệ môi trường

   6. Yêu nước, có trách nhiệm với xã hội và gia đình.

Như vậy, bộ quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam sẽ có 10 quy tắc được xếp theo thứ tự từ tổng thể cho đến thành phần, từ chung cho đến riêng, từ lớn cho đến nhỏ, nhưng không hẳn là từ nặng đến nhẹ. 10 quy tắc đó là:

1. Yêu trái đất, yêu nhân loại

2. Yêu nước, yêu dân

3. Bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên

4. Bảo vệ di sản vật thể và phi vật thể

5. Tuân thủ nghiêm pháp luật

6. Tạo giá trị kinh tế cho xã hội

7. Có trách nhiệm với gia đình

8. Minh bạch, công bằng, liêm chính

9. Đổi mới, phát minh, sáng chế

10. Đoàn kết, hợp tác cùng phát triển.

Tôi hy vọng nội dung chia sẻ này sẽ góp phần hoàn thiện bộ tiêu chí văn hóa kinh doanh Việt Nam, bộ quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam. Đồng thời, tôi mong rằng bộ tiêu chí văn hóa kinh doanh Việt Nam và bộ quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam sẽ được cộng đồng doanh nghiệp, đội ngũ doanh nhân xem đó là "kim chỉ nam" trong quản lý, điều hành và phát triển doanh nghiệp.

(*) Chủ tịch Hội đồng sách Doanh nhân,
Phó chủ tịch Hiệp hội Phát triển Văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam, 
Chủ tịch Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình

Ông Nguyễn Văn Hùng - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: 

Văn hóa doanh nghiệp là hệ thống các giá trị, chuẩn mực, quan niệm và hành vi chi phối hoạt động mọi thành viên trong doanh nghiệp, tạo nên bản sắc riêng của doanh nghiệp. Chiều sâu văn hóa doanh nghiệp là không đơn thuần chạy theo lợi nhuận bằng mọi giá, mà cần đề cao đạo đức kinh doanh, trách nhiệm với xã hội, thượng tôn pháp luật, cạnh tranh lành mạnh, bảo vệ môi trường.

Các giá trị văn hóa sẽ giúp doanh nghiệp có nền tảng vững chắc để xác định triết lý kinh doanh, sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi một cách đúng đắn, nâng tầm quản trị, điều hành doanh nghiệp cũng như trong ứng xử với nhân viên, đối tác, khách hàng, từ đó tạo dựng nên uy tín, thương hiệu trên thương trường. Văn hóa doanh nghiệp được xem là chìa khóa và sự bảo đảm cho doanh nghiệp trong quá trình phát triển bền vững.

Bà Hà Thu Thanh -  Chủ tịch Hội đồng thành viên Deloitte Việt Nam: 

Không một thương hiệu doanh nghiệp mạnh nào không xây dựng dựa trên một nền tảng văn hóa kinh doanh vững chắc. Trong xu thế phát triển bền vững, văn hóa kinh doanh được xem là một yếu tố "lõi" của năng lực cạnh tranh, là nền tảng phát triển của doanh nghiệp. Văn hóa kinh doanh là yếu tố nội sinh từ bên trong doanh nghiệp, chịu sự tác động của thể chế chính trị, kinh tế và văn hóa... chủ doanh nghiệp có vai trò quyết định kiến tạo, định hình và thực thi văn hóa của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp cần phải liêm chính, liêm chính là văn hóa chủ doanh nghiệp (doanh nhân) không được ủy quyền, mà phải đi tiên phong thực thi đầu tiên và thực thi trong mọi trường hợp.

Cộng đồng doanh nghiệp phát triển bền vững, sẽ giúp nền kinh tế cũng như quốc gia phát triển bền vững. Tính bền vững của doanh nghiệp chính là ở khả năng kiến tạo những tác động tích cực đến môi trường, xã hội và kinh tế, thông qua thực tiễn quản trị và sự hiện diện của doanh nghiệp trên thương trường. 

Ng Quỳnh ghi

Doanh nhân Việt

Văn hóa kinh doanh

Đạo đức kinh doanh

Hội đồng Sách doanh nhân

Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình

Ra mắt “Sách sống” - chuyện đời, chuyện nghề của doanh nhân

DOANH NHÂN VIẾT 06/11/2022

6 giải pháp để phát huy vai trò của doanh nhân

DOANH NHÂN VIẾT 13/10/2022

Xây dựng đội ngũ doanh nhân trẻ xứng tầm

DOANH NHÂN VIẾT 13/10/2022

Hiện thực hóa khát vọng một Việt Nam hùng cường

DOANH NHÂN VIẾT 13/10/2022

Mentoring: Sức ảnh hưởng diệu kỳ

DOANH NHÂN VIẾT 12/10/2022

Viết về doanh nhân rất khó

DOANH NHÂN VIẾT 11/10/2022

Doanh nhân với sứ mệnh truyền bá vẻ đẹp của áo dài

DOANH NHÂN VIẾT 08/10/2022

Sách trắng về tâm tư doanh nhân Việt

DOANH NHÂN VIẾT 06/10/2022

CEO Lê Hồng Thuỷ Tiên: “Sau mỗi cơn bão sẽ xuất hiện cầu vồng”

DOANH NHÂN VIẾT 27/09/2022

Hãy khởi nghề trước khi khởi nghiệp

DOANH NHÂN VIẾT 23/09/2022

Mentor – Mentee: Hành trình từ trái tim đến trái tim

DOANH NHÂN VIẾT 14/07/2022

Xây dựng văn hoá doanh nghiệp: Hãy bám vào “điểm neo”

DOANH NHÂN VIẾT 06/07/2022

Kinh nghiệm "rã đông" của Vietravel

DOANH NHÂN VIẾT 01/07/2022

Tâm tình người dẫn dắt

DOANH NHÂN VIẾT 26/05/2022

Viết thật từ trái tim

DOANH NHÂN VIẾT 14/04/2022

Tôi viết "CEO ký sự"

DOANH NHÂN VIẾT 13/04/2022

Thương tiếc người lãnh đạo tài năng

DOANH NHÂN VIẾT 01/04/2022

Lãnh đạo trong kỷ nguyên VUCA là lãnh đạo sự thay đổi

DOANH NHÂN VIẾT 31/03/2022

“Thoát lừa” cho doanh nghiệp xuất khẩu

DOANH NHÂN VIẾT 29/03/2022

Học cách sử dụng đồng tiền thông minh

DOANH NHÂN VIẾT 27/02/2022

Cuộc khủng hoảng ở hành tinh Xanh

DOANH NHÂN VIẾT 13/02/2022

BUSADCO và tinh thần "đổi mới sáng tạo"

DOANH NHÂN VIẾT 05/02/2022

Doanh nhân viết sách: Cho đi là để nhận về

DOANH NHÂN VIẾT 05/02/2022

Chúc năm mới bình an, hạnh phúc

DOANH NHÂN VIẾT 02/02/2022

Cần có cơ chế thông thoáng để thu hút nhà đầu tư

DOANH NHÂN VIẾT 17/01/2022

Làm sao phát huy tối đa sức sáng tạo của doanh nhân trong kỷ nguyên số?

DOANH NHÂN VIẾT 14/01/2022

Hiện thực hóa khát vọng vì Việt Nam phồn vinh

DOANH NHÂN VIẾT 12/01/2022

Đề xuất áp dụng rộng rãi Bộ tiêu chuẩn Văn hoá kinh doanh Việt Nam

DOANH NHÂN VIẾT 31/12/2021

Hai yếu tố quyết định tính khả thi kế hoạch 1 triệu ngôi nhà giá rẻ cho người lao động

DOANH NHÂN VIẾT 10/12/2021

Lợi ích của việc đọc sách từ cá nhân đến doanh nghiệp

DOANH NHÂN VIẾT 06/12/2021

Đọc sách cũng giúp doanh nhân kiếm tiền

DOANH NHÂN VIẾT 02/12/2021

Đôi lời gửi gắm của người kinh doanh trong ngành xuất bản

DOANH NHÂN VIẾT 26/11/2021

Case study F&B hậu Covid: Chuyển mình để “sống sót” và phát triển

DOANH NHÂN VIẾT 26/11/2021

Hãy siết chặt tay nhau

DOANH NHÂN VIẾT 19/11/2021

Dám thử sức

DOANH NHÂN VIẾT 10/11/2021

Triết lý võ học vận dụng trong đời sống và công việc của doanh nhân

DOANH NHÂN VIẾT 26/10/2021

Đội ngũ Doanh nhân TP.HCM tin tưởng vượt qua khó khăn

DOANH NHÂN VIẾT 13/10/2021

Thư của một doanh nhân Hà Nội gửi doanh nhân TP.HCM

DOANH NHÂN VIẾT 13/10/2021

Ấn Độ có thể hợp tác với Việt Nam trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là công nghệ số

DOANH NHÂN VIẾT 11/10/2021

Tinh thần doanh nhân ái quốc

DOANH NHÂN VIẾT 03/10/2021

Những việc cần chuẩn bị để sống thích nghi với virus

DOANH NHÂN VIẾT 28/09/2021

Năm chữ RE giúp doanh nghiệp ứng vạn biến

DOANH NHÂN VIẾT 27/09/2021

"Oxy" nào cho người lao động mất việc làm?

DOANH NHÂN VIẾT 22/09/2021

Cần có dự báo dựa trên tri thức và số liệu khoa học

DOANH NHÂN VIẾT 21/09/2021

Ba giải pháp giúp doanh nghiệp có vốn phục hồi sản xuất, kinh doanh

DOANH NHÂN VIẾT 19/09/2021

Loạn app và chuyện số hóa big data

DOANH NHÂN VIẾT 16/09/2021

Giấy đi đường ảnh hưởng đến hoạt động hành nghề của luật sư

DOANH NHÂN VIẾT 14/09/2021

Tập dượt kinh doanh trên môi trường số chờ đại dịch kết thúc

DOANH NHÂN VIẾT 10/09/2021

Những giải pháp cho việc phòng, chống dịch và phục hồi kinh tế

DOANH NHÂN VIẾT 10/09/2021

TP.HCM không thể “một mình một chợ” mở cửa nền kinh tế

DOANH NHÂN VIẾT 09/09/2021

Cần trí tuệ, năng lực điều hành của doanh nhân để phục hồi kinh tế

DOANH NHÂN VIẾT 06/09/2021

Nên xem shipper là đối tượng tham gia chống dịch

DOANH NHÂN VIẾT 31/08/2021

Những “lỗ thủng” 3T

DOANH NHÂN VIẾT 29/08/2021

Những tác động tích cực từ Covid-19

DOANH NHÂN VIẾT 27/08/2021

Nỗ lực của khối doanh nghiệp về đầu tư phát triển thế hệ trẻ và lĩnh vực STEM

DOANH NHÂN VIẾT 19/08/2021

Đề xuất mẫu “Thẻ kiểm tra đi đường” không qua tiếp xúc

DOANH NHÂN VIẾT 18/08/2021

Đại dịch Covid-19 rồi sẽ qua...

DOANH NHÂN VIẾT 14/08/2021

Những vấn đề cần ưu tiên cho doanh nghiệp

DOANH NHÂN VIẾT 12/08/2021

Cần tính toán lại cách giãn cách và ưu tiên vaccine

DOANH NHÂN VIẾT 09/08/2021

Chuyển đổi số là chìa khóa cho tương lai khu vực châu Á - Thái Bình Dương

DOANH NHÂN VIẾT 30/07/2021

Đề xuất tiêm chủng vaccine Covid-19 cho khối doanh nghiệp tư nhân TP.HCM

DOANH NHÂN VIẾT 28/07/2021

Công thức 7K + 3T: Giải pháp giúp chúng ta sống chung với dịch?

DOANH NHÂN VIẾT 26/07/2021

Giữ tâm an giữa đại dịch

DOANH NHÂN VIẾT 24/07/2021

Để sản xuất 3T, doanh nghiệp phải chủ động 3C

DOANH NHÂN VIẾT 17/07/2021

Ba phương án, một công thức cho doanh nghiệp vượt dịch lần 4

DOANH NHÂN VIẾT 22/06/2021

Cấp “quota” vaccine cho doanh nghiệp

DOANH NHÂN VIẾT 21/06/2021

Đằng sau những người phụ nữ thành đạt...

DOANH NHÂN VIẾT 16/06/2021

Chống dịch theo kiểu phanh gấp, hậu quả khó lường

DOANH NHÂN VIẾT 06/06/2021

Đổi mới mô hình xúc tiến thương mại, đầu tư và phát triển doanh nghiệp

DOANH NHÂN VIẾT 31/05/2021

Tri thức hiện đại 4.0 cho đội ngũ doanh nhân Việt Nam hiện đại

DOANH NHÂN VIẾT 25/05/2021

Thương vụ Masan mua lại Phúc Long: Thời của F&B đã đến?

DOANH NHÂN VIẾT 24/05/2021

"Tôi sẽ đem hết nỗ lực cống hiến cho Tổ quốc"

DOANH NHÂN VIẾT 03/05/2021

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây