Chúng tôi trên mạng xã hội

GS. Trần Văn Thọ - Giáo sư danh dự Đại học Waseda Nhật Bản: “Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển bứt phá”

Hồng NgaThứ hai, 1/5/2023 | 11:00 GMT+7

Sinh ra và lớn lên tại Quảng Nam - Đà Nẵng, GS. Trần Văn Thọ - Giáo sư danh dự Đại học Waseda Nhật Bản sinh sống và làm việc tại Nhật Bản và luôn đau đáu về sự phát triển của Việt Nam. Bởi thế mà dù đã ở tuổi thất thập nhưng ông đã nhiều năm là thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng vẫn đi đi về về giữa hai nước để tham gia các buổi nói chuyện về kinh tế, truyền đạt những kinh nghiệm xây dựng kinh tế ở các nước phát triển...

Những ngày giữa tháng 4 này, GS. Trần Văn Thọ liên tục di chuyển từ TP.HCM đến Đà Nẵng rồi ra Hà Nội tham gia các buổi nói chuyện với doanh nhân về tình hình kinh tế thế giới, về việc doanh nghiệp Việt Nam nên chuẩn bị tâm thế và hành trang gì trước sự thay đổi như vũ bão của công nghệ... Dù không có nhiều thời gian, nhưng ông vẫn thật cởi mở khi trò chuyện với Doanh Nhân Sài Gòn.

-7489-1682397077.jpg
 

* Ở góc độ nhà nghiên cứu kinh tế và là thành viên chuyên môn trong Hội đồng Tư vấn Kinh tế của Thủ tướng Nhật Bản trong gần 10 năm, theo giáo sư, thành tựu đạt được từ mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản 50 năm qua là gì? Việt Nam cần làm gì và học hỏi Nhật Bản như thế nào để trở thành quốc gia phát triển?

- Trong 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản (1973-2023) thì 20 năm đầu chưa có thành tựu đáng kể vì tình hình quốc tế không thuận lợi và vì kinh tế Việt Nam còn trong giai đoạn tập trung quan liêu bao cấp, đổi mới cũng ở thời kỳ sơ khai. Quan hệ hai nước phát triển mạnh kể từ năm 1993 khi Nhật Bản bắt đầu cung cấp vốn vay ưu đãi (ODA) và sau đó doanh nghiệp Nhật triển khai các dự án đầu tư trực tiếp (FDI) ở Việt Nam. 

Nhật Bản là nước tích cực nhất trong việc kêu gọi các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và các nước tiên tiến hỗ trợ Việt Nam vốn vay ưu đãi để xây dựng hạ tầng, giúp Việt Nam trong việc cải cách thể chế kinh tế. Nhật Bản cũng luôn là nước dẫn đầu trong hợp tác song phương, đặc biệt cung cấp ODA nhiều nhất. Kim ngạch lũy kế vốn ODA của Nhật Bản hỗ trợ cho Việt Nam từ năm 1993 đến tháng 3/2022 lên tới 2.784 tỷ yên (khoảng 22 tỷ USD) và 98 tỷ yên là tiền hỗ trợ không hoàn lại (grant), 18 tỷ yên là hợp tác kỹ thuật. Vốn ODA của Nhật Bản đã giúp Việt Nam xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng quan trọng như bến cảng, metro, đường cao tốc, nhà máy phát điện...

Về FDI, Nhật Bản là một trong ba nước đầu tư lớn nhất ở Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2022, kim ngạch FDI lũy kế của Nhật Bản tại Việt Nam là gần 69 tỷ USD, góp phần quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa của Việt Nam. Đặc biệt, doanh nghiệp Nhật có vai trò lớn trong việc phát triển ngành điện tử gia dụng, xe máy, máy in và nhiều sản phẩm cao cấp khác. Một điểm cần nhấn mạnh nữa là Chính phủ và doanh nghiệp Nhật luôn đồng hành với Việt Nam trong việc cải thiện môi trường đầu tư qua các chương trình đối thoại được gọi là "Sáng kiến Việt - Nhật", trong đó hai bên cùng tìm ra những vấn đề còn vướng mắc về chính sách, về hành lang pháp lý, về thực thi chính sách để cải thiện, sửa đổi.

Để trả lời câu hỏi "Việt Nam cần làm gì và học hỏi Nhật Bản như thế nào để trở thành quốc gia phát triển", không thể tóm gọn trong vài ý. Vấn đề này tôi đã viết khá chi tiết trong tác phẩm Kinh tế Nhật Bản - giai đoạn phát triển thần kỳ 1955-1973 do nhà xuất bản Đà Nẵng - Phanbook phát hành năm 2022.

* Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản được đánh giá là một trong những mối quan hệ hợp tác phát triển song phương thành công nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, thời gian qua, vốn ODA từ Nhật Bản đã giảm, thậm chí dừng. Theo ông, để thúc đẩy nguồn vốn ODA này, Việt Nam nên làm gì?

- Vốn ODA của Nhật Bản cung cấp cho Việt Nam tăng nhanh trong 20 năm đầu. Tính theo vốn cam kết, ODA Nhật Bản đạt đỉnh cao nhất là 270 tỷ yên vào năm 2011, giảm nhanh từ năm 2017 và hầu như không có trong năm 2018, 2019. Nguyên nhân chủ yếu là từ phía Việt Nam, không phải phía Nhật Bản. Việt Nam có khuynh hướng thận trọng hơn trong việc vay vốn nhằm kiểm soát khả năng trả nợ nước ngoài. Thêm vào đó là sự chậm trễ trong việc triển khai các dự án đã làm ảnh hưởng đến việc giải ngân và cam kết các dự án mới. Nhìn chung, việc giảm nhận ODA để không làm tăng nợ nước ngoài và để huy động tốt hơn nguồn lực trong nước là rất đáng hoan nghênh, tránh hiện tượng vừa lãng phí nguồn lực trong nước vừa tiếp tục vay vốn nước ngoài. Một nước phát triển là nước đến một giai đoạn nào đó phải "tốt nghiệp ODA", nghĩa là chấm dứt giai đoạn nhận ODA để phát triển kinh tế.

-5048-1682397077.jpg
 

* Từng là thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng, theo giáo sư, trong thế giới nhiều biến động ngày nay, cơ hội nào cho Việt Nam bứt phá để vươn lên?

- Kinh tế thế giới đang có nhiều biến động, ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Các quốc gia như Ấn Độ, Hàn Quốc, Indonesia, Philippines... đang vươn lên mạnh mẽ để đưa nền kinh tế vươn tầm và vượt tầm thế giới.

Kinh tế Việt Nam đang phát triển tương đối ổn định nhưng cần một giai đoạn phát triển nhanh hơn, chất lượng cao hơn. Với tiềm năng hiện nay, có chiến lược, chính sách đúng đắn có thể hy vọng có một giai đoạn như vậy. 

Ngoài ra, biến động của thế giới có ảnh hưởng đến Việt Nam nhưng cũng mở ra cơ hội mới. Chẳng hạn, đại dịch Covid-19, xung đột Nga - Ukraine, cùng nhiều yếu tố khác làm cho lương thực, thực phẩm ngày càng trở thành sản phẩm chiến lược mà nhiều nước đang chú trọng. Đây là lợi thế của Việt Nam. Làm sao để lương thực, thực phẩm vừa cung cấp đủ cho thị trường nội địa vừa là sản phẩm xuất khẩu chủ lực Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển từ những lợi thế có sẵn như dân số đông, ngôn ngữ và văn hóa thống nhất, không có mâu thuẫn về sắc tộc và tôn giáo, vị trí địa lý thuận lợi, lại là nước "trung lập" trong cuộc chiến thương mại toàn cầu. Tiềm năng của Việt Nam có thể lớn hơn nếu nỗ lực đầu tư nhiều hơn vào  khoa học - công nghệ và tăng chất lượng lao động. Hiện nay, chỉ số năng lực của giới trẻ Việt Nam về công nghệ thông tin, toán học cao hơn nhiều so với nhiều nước nhưng mặt bằng chất lượng lao động nói chung còn thấp. 

Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu tăng trưởng cao, Việt Nam phải liên tục tăng năng suất và năng lực cạnh tranh trong thời đại mới. Năng suất của Việt Nam hiện nay chỉ bằng 15% năng suất của Nhật Bản và bằng năng suất của Nhật Bản vào năm 1960, vẫn thấp hơn Indonesia, Thái Lan và thấp hơn nhiều so với Malaysia, Hàn Quốc, Singapore. Năng suất lao động của Việt Nam chỉ mới tăng mạnh trong khoảng nửa thập niên qua. Từ năm 2015-2020, Việt Nam có mức tăng năng suất cao nhất châu Á với bình quân 5,2% một năm, nhưng chủ yếu nhờ có sự chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ - con đường chung của các nước đi sau về kinh tế.

* Nghĩa là có rất nhiều việc Việt Nam phải làm?

- Kinh tế Việt Nam dễ bị ảnh hưởng bởi hội nhập sâu nhưng lại tập trung vào một số ít thị trường và cơ cấu thiếu bền vững. Về trung hạn, Việt Nam cần chú trọng hơn thị trường trong nước, tăng mạnh nền công nghiệp, tăng cường sản xuất mặt hàng thiết yếu, quan tâm đến an ninh kinh tế với tiềm năng nông nghiệp là lợi thế và ưu tiên các nguồn lực cho đào tạo lao động tay nghề cao. 

Công nghiệp Việt Nam hiện nay còn yếu và mỏng. Gần 50% cấu thành hàng công nghiệp xuất khẩu của Việt Nam phải nhập khẩu từ trung gian. Chưa đến 10% giá trị gia tăng của hàng công nghiệp Việt Nam được các nước nhập khẩu dùng làm sản phẩm trung gian trong sản xuất. Cơ cấu công nghiệp thiếu bền vững khi nhập khẩu hầu hết nguyên vật liệu và sản phẩm trung gian phục vụ sản xuất, chủ yếu nhập từ hai nước Trung Quốc và Hàn Quốc. Mặt khác, xuất khẩu, nhất là hàng tiêu dùng, thì phụ thuộc nhiều vào thị trường Mỹ. Việt Nam cần đẩy mạnh thay thế nhập khẩu sản phẩm trung gian từ Trung Quốc và Hàn Quốc để làm thâm sâu và ổn định hóa cơ cấu công nghiệp. Chính sách thu hút FDI cần điều chỉnh theo mục tiêu này và tăng nội lực để nền kinh tế từng bước giảm phụ thuộc vào khối doanh nghiệp FDI.

Trong chiều hướng đó, Việt Nam cần phải có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp lớn mạnh, tham gia mạnh mẽ vào quá trình thâm sâu công nghiệp hóa, mũi đột phá là khu vực phi chính thức, doanh nghiệp nhỏ và vừa. 

Về dài hạn, Việt Nam cần thay đổi tư duy phát triển và đổi mới sáng tạo để tăng trưởng nhanh và bền vững, thoát bẫy thu nhập trung bình. Việt Nam trong dài hạn sẽ xây dựng nền kinh tế vững mạnh, tự chủ, kết hợp nông, ngư nghiệp với công nghiệp, kinh tế số và một số ngành dịch vụ để hiện đại hóa đất nước. Quan trọng là Việt Nam phải tạo ra một giai đoạn phát triển mạnh để nâng cao vị thế kinh tế trên thế giới. 

* Trong bối cảnh hiện nay, theo giáo sư, doanh nghiệp Việt Nam cần làm gì?

- Phải liên kết doanh nghiệp và doanh nghiệp, phải PR được nguồn lực kinh doanh. Nhiều nghiên cứu cho thấy, chữ tín giữ vai trò quan trọng trong việc tăng cường và ổn định chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu, từ đó sáng tạo ra dịch vụ mới. 

Trong các trào lưu kinh tế hiện nay, yếu tố quyết định năng suất lao động và năng lực cạnh tranh của quốc gia và doanh nghiệp là tài sản vô hình và nguồn nhân lực mới. Trong đó, tài sản vô hình gồm tài sản cách tân công nghệ (R&D, khả năng thiết kế...), tài sản có thể thông tin hóa (phần mềm, cơ sở dữ liệu...) và tài sản tổng hợp (năng lực quản lý, tổ chức và nguồn nhân lực mới...). Để khai thác tốt tài sản vô hình, doanh nghiệp cần đào tạo nguồn nhân lực với kỹ năng mới để thích ứng nhanh với sự thay đổi của công nghệ. Nhưng trước tiên, phải có chiến lược thu hút nhân tài và có chế độ để họ gắn bó với doanh nghiệp.

* Đã làm việc nhiều với doanh giới, ông đánh giá như thế nào về doanh nhân Việt Nam? Ông thấy có sự giống nhau và khác nhau thế nào giữa doanh nhân Việt Nam và doanh nhân Nhật Bản?

- Rất khó trả lời ngay câu hỏi này vì không thể "tổng quát hóa" tập thể doanh nhân của một nước và việc so sánh phải xét đến yếu tố thời đại và từng giai đoạn phát triển kinh tế. Trong tập thể doanh nhân Việt Nam cũng có người có triết lý kinh doanh giống doanh nhân điển hình của Nhật Bản, ngược lại, hiện nay ở Nhật Bản cũng có doanh nghiệp hành động giống những doanh nghiệp thường thấy ở Việt Nam. 

Nếu nêu vài nhận xét gây ấn tượng lớn về doanh nhân trong tôi thì như thế này: trong quá trình phát triển để theo kịp phương Tây, hầu hết doanh nhân Nhật Bản đều có tinh thần yêu nước và nêu cao đạo đức kinh doanh, xem doanh nghiệp là của công, là công cụ để làm cho đất nước phát triển. Họ không xem lợi nhuận là mục tiêu. Lợi nhuận chỉ là kết quả của nỗ lực khám phá thị trường, khám phá và áp dụng công nghệ. Việt Nam cũng có doanh nhân như vậy nhưng chưa nhiều. Ngược lại, nhiều công ty Việt Nam mới thành công bước đầu đã sẵn sàng làm đối tượng của việc mua bán sáp nhập (M&A) cho các công ty nước ngoài - một hiện tượng không thấy trong kinh tế Nhật Bản.

Để khai thác tốt tài sản vô hình, doanh nghiệp cần đào tạo nguồn nhân lực với kỹ năng mới để thích ứng nhanh với sự thay đổi của công nghệ. Nhưng trước tiên, phải có chiến lược thu hút nhân tài và có chế độ để họ gắn bó với doanh nghiệp.

* Còn mô hình tăng trưởng xanh thì thế nào khi hiện nay nhiều ý kiến cho rằng đây sẽ là động lực của nền kinh tế, thưa giáo sư?

- Kinh tế xanh rất đáng quan tâm và Việt Nam cần có biện pháp kích thích tiêu thụ hàng hóa xanh. Kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh sẽ làm cho chất lượng nền kinh tế phát triển cao hơn, dù tốc độ phát triển có chậm lại nhưng rất quan trọng. Trên thực tế, tại Nhật Bản, những doanh nghiệp quan tâm đến tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn, cổ phiếu của họ đã tăng giá đáng kể và được người tiêu dùng quan tâm, từ đó họ phát triển hơn nữa.

* Cảm ơn giáo sư về những chia sẻ! 

Đại học Waseda Nhật Bản

GS. Trần Văn Thọ

Hội đồng Tư vấn Kinh tế

Giáo sư danh dự

Trần Văn Thọ

Bà Tiêu Yến Trinh - Tổng giám đốc Công ty CP Kết nối nhân tài: "Tận dụng nguồn lực bên ngoài, doanh nghiệp sẽ tiến nhanh"

TRÒ CHUYỆN 29/03/2023

CEO Đặng Đức Thành: Kiến trúc sư trưởng “Kiến tạo Sống Xanh” và đau đáu với sức khỏe người Việt

TRÒ CHUYỆN 15/03/2023

Tiếp sức năng lực cho nữ doanh nhân

TRÒ CHUYỆN 10/03/2023

TS. Nguyễn Trí Dũng - Tổng giám đốc Công ty Minh Trân: "Cơ hội để xây dựng tương lai mới giữa Việt Nam và Nhật Bản"

TRÒ CHUYỆN 01/03/2023

Chị Lạc Thảo Vy - Giám đốc chi nhánh OI Clinic, Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại và Hóa chất Phương Đông: "Hãy cho thế hệ trẻ một cơ hội"

TRÒ CHUYỆN 25/01/2023

Ông Nguyễn Tu Mi - Tổng giám đốc Công ty TNHH Mi Hồng: "Cùng chung một con đường để vực dậy nền kinh tế Việt Nam"

TRÒ CHUYỆN 24/01/2023

Ông Lê Viết Hải - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình: "Năm 2023, mỗi doanh nhân sẽ tìm được đại dương xanh"

TRÒ CHUYỆN 23/01/2023

Bà Lâm Thúy Ái - Chủ tịch HĐTV Công ty Sản xuất - Thương mại Mebipha: "Đi cùng đồng đội sẽ đi xa hơn, phát triển bền vững hơn"

TRÒ CHUYỆN 22/01/2023

Ông Trần Phi Long - Chủ tịch HĐTV Tổng công ty TNHH MTV Công nghiệp Sài Gòn (CNS): "Vi diệu", "anh hùng" - từ khóa tự hào trong năm 2022

TRÒ CHUYỆN 19/01/2023

Chủ tịch Vietravel Nguyễn Quốc Kỳ: Giá trị được xây dựng thông qua việc mình làm

TRÒ CHUYỆN 28/12/2022

MC Xuân Hiếu: “Hành trình khởi nghiệp An Group cho tôi nhiều bài học đắt giá”

TRÒ CHUYỆN 21/12/2022

Founder OEM Group - Ngô Mưu Tiến: Cơ hội chỉ dành cho người tìm ra khác biệt

TRÒ CHUYỆN 14/12/2022

Ông Nghiêm Phạm Anh Tuấn - Chủ tịch HĐQT Nghiêm Phạm Holdings: "Khó khăn là cơ hội nhìn lại nội tại của doanh nghiệp"

TRÒ CHUYỆN 14/12/2022

TS. Lý Tùng Hiếu: Triết lý kinh doanh của Lương Văn Can có giá trị ở mọi thời đại

TRÒ CHUYỆN 28/11/2022

Ông Đinh Hồng Kỳ - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Secoin: "Chinh phục khách hàng bằng giá trị của kỹ thuật - nghệ thuật và sự khác biệt"

TRÒ CHUYỆN 12/11/2022

Nhà sáng lập LMP Design Nguyễn Thị Lan Phương: Đam mê nghề và khát vọng vươn tầm quốc tế

TRÒ CHUYỆN 09/11/2022

Bà Tô Thị Bích Châu: "Xây dựng doanh nghiệp quận 1 trở thành đội ngũ tiên phong, giá trị, trách nhiệm cộng đồng"

TRÒ CHUYỆN 26/10/2022

Đội ngũ doanh nhân luôn tỏa sáng trong các phong trào của TP.HCM

TRÒ CHUYỆN 13/10/2022

Chúng ta cùng đồng hành

TRÒ CHUYỆN 13/10/2022

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi: Đội ngũ doanh nhân đã nâng cao vị thế kinh tế của TP.HCM với cả nước và quốc tế

TRÒ CHUYỆN 13/10/2022

Doanh nhân Lê Thị Thanh Lâm - Phó chủ tịch Hội Nữ doanh nhân TP.HCM (HAWEE): “Mentoring sẽ giúp tạo ra nhiều thế hệ lãnh đạo”

TRÒ CHUYỆN 10/10/2022

Doanh nhân truyền cảm hứng đều có động lực cống hiến cho đất nước

TRÒ CHUYỆN 09/10/2022

Ông Phan Nguyễn Như Khuê: Doanh nhân là thành tố quan trọng góp phần xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh

TRÒ CHUYỆN 27/09/2022

CEO KAPLA Education Lê Thị Kim Chi: Chúng tôi tự hào về mô hình tiếng Anh sáng tạo phát triển toàn diện của KAPLA

TRÒ CHUYỆN 26/09/2022

TS. Mai Hữu Tín - Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư U&I (UNIGROUP), Chủ tịch Tập đoàn Gỗ Trường Thành: “Đi học với tôi là một cách đầu tư vô cùng hiệu quả”

TRÒ CHUYỆN 14/09/2022

Chủ tịch Intimex Group Đỗ Hà Nam: "Giữ được uy tín thì kinh doanh toàn cầu không khó”

TRÒ CHUYỆN 29/08/2022

Chuyên gia kinh tế Phan Chánh Dưỡng: 'Cái gì mình không muốn thì đừng gieo cho người khác'

TRÒ CHUYỆN 12/08/2022

Doanh nhân Hồ Thanh Tuấn: Tôi muốn làm nhiều hơn để nâng cao vị thế ngọc trai Việt Nam

TRÒ CHUYỆN 27/07/2022

Tổng giám đốc Vinacontrol TP.HCM: Mong được cạnh tranh

TRÒ CHUYỆN 15/07/2022

Doanh nhân Trần Văn Mười: Văn hoá gia đình tạo nên văn hoá quốc gia

TRÒ CHUYỆN 30/06/2022

Nâng cao chất lượng dạy và học đại học bằng tình huống doanh nghiệp

TRÒ CHUYỆN 29/06/2022

Mong báo chí luôn đồng hành cùng doanh nghiệp

TRÒ CHUYỆN 17/06/2022

Doanh nhân trẻ Đặng Hồng Anh: “Giúp được nhiều người, lại muốn giúp thêm nhiều người nữa”

TRÒ CHUYỆN 27/05/2022

Nghệ sĩ, nhà giáo dục Thanh Bùi: "Nghệ thuật là một phần của giáo dục, giáo dục phải có nghệ thuật"

TRÒ CHUYỆN 12/05/2022

Ông Nguyễn Mạnh Lương - cố vấn kỹ thuật, thành viên sáng lập Công ty CP Đầu tư và Phát triển Cường Thuận: "Bộ đội làm kinh tế phải thượng tôn pháp luật"

TRÒ CHUYỆN 02/05/2022

Bà Bùi Thị Huệ - CEO Minh Group: "Cho nhân viên được phép sai lầm"

TRÒ CHUYỆN 14/04/2022

Nữ tướng USAC Group và khát khao mang nhiều giá trị cho cộng đồng

TRÒ CHUYỆN 13/04/2022

Ito Junichi - CEO World Link Japan: Tôi ái ngại về xu hướng người trẻ Việt hiện không sẵn sàng làm việc trong ngành sản xuất

TRÒ CHUYỆN 07/04/2022

Amy Dương - Chủ tịch tổ chức giáo dục toàn cầu Sống rực rỡ, CEO Công ty USHome: Khi "tỉnh thức", bạn sẽ sống cuộc sống mình muốn

TRÒ CHUYỆN 30/03/2022

Với phụ nữ, hạnh phúc là lan tỏa được những giá trị vật chất, tinh thần do mình tạo ra

TRÒ CHUYỆN 09/03/2022

TS. Lý Quí Trung - Giáo sư kiêm nhiệm và Cố vấn cấp cao Trường Đại học Western Sydney, Úc: “Tôi thích chia thời gian làm việc của mình ở cả hai quốc gia”

TRÒ CHUYỆN 04/03/2022

Ông Hân Nguyễn - CEO Thủ Đô Multimedia: "Tôi khát khao tạo ra một doanh nghiệp hạnh phúc bằng trí tuệ Việt"

TRÒ CHUYỆN 28/02/2022

Ông Trần Kim Chung - Chủ tịch CT Group: "Chìa khóa đi vào tương lai là giới trẻ”

TRÒ CHUYỆN 09/02/2022

Ông Huỳnh Công Tuấn - Tổng giám đốc Mebipha: Chúng tôi tự tin Mebipha có thể chinh phục bất kỳ thị trường nào

TRÒ CHUYỆN 08/02/2022

Ông Nguyễn Đình Trung - Chủ tịch Tập đoàn Hưng Thịnh: "Giúp nhiều người có nhà mới là hạnh phúc"

TRÒ CHUYỆN 07/02/2022

Bà Nguyễn Phi Vân - Chủ tịch Hiệp hội Đầu tư thiên thần Đông Nam Á: "Với doanh nhân, điều lớn nhất là giá trị của bản thân"

TRÒ CHUYỆN 13/01/2022

Ông Nguyễn Hồng Sơn - Tổng Giám Đốc Chubb Life Việt Nam: "Bảo hiểm phải là thành trì bảo vệ cuối cùng trước mọi cơn bão"

TRÒ CHUYỆN 11/01/2022

CEO CMC TSSG Phạm Văn Trung: Chuyển đổi số là sự thích nghi của doanh nghiệp

TRÒ CHUYỆN 30/12/2021

Ông Nguyễn Tu Mi - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH Vàng Mi Hồng: “Ráng sống tốt mỗi ngày”

TRÒ CHUYỆN 28/12/2021

Ông Phan Minh Thông - Chủ tịch HĐQT Phúc Sinh Group: "Tinh thần vững của người lãnh đạo là sức khỏe của doanh nghiệp"

TRÒ CHUYỆN 11/12/2021

Ông Đinh Hồng Kỳ - Chủ tịch HĐQT Công ty Secoin: "Muốn tiên phong thì phải có tri thức và bản lĩnh"

TRÒ CHUYỆN 30/11/2021

Bà Huỳnh Ngọc Vân - Giám đốc Bảo tàng Áo dài: "Với tôi, gìn giữ hòa bình hay di sản văn hóa đều là bổn phận"

TRÒ CHUYỆN 14/11/2021

Bà Nguyễn Thị Thu Hòa - CEO ADP Group: Bản lĩnh người được chọn

TRÒ CHUYỆN 10/11/2021

TSKH-KTS. Ngô Viết Nam Sơn: “Đã làm kiến trúc thì tôi luôn hướng về tương lai”

TRÒ CHUYỆN 30/10/2021

Vị thế tăng cao của hạ tầng mạng trong bối cảnh “phát triển kép” hậu Covid-19

TRÒ CHUYỆN 27/10/2021

Bà Mã Đào Ngọc Bích - Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Chuỗi Siêu thị mỹ phẩm AB Beauty World: “Hành trình từ trái tim”

TRÒ CHUYỆN 25/10/2021

Ông Bùi Hiền - Tổng giám đốc Southern Homes Việt Nam: Doanh nhân cần mạnh dạn dẫn đường trong thời kỳ mới

TRÒ CHUYỆN 13/10/2021

Ông Nguyễn Lâm Viên - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Vinamit: “Tôi đã chọn con đường đi đúng”

TRÒ CHUYỆN 28/09/2021

Giám đốc Khối Tiếp thị Techcombank: Thành công của thương hiệu là sự vượt trội của khách hàng mỗi ngày

TRÒ CHUYỆN 26/09/2021

Bà Lưu Thị Thanh Mẫu - Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Phúc Khang: “Đây là lúc doanh nhân thể hiện trách nhiệm với Thành phố - nơi đã giúp mình thành công”

TRÒ CHUYỆN 14/09/2021

TS. Lư Nguyễn Xuân Vũ - Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Xuân Nguyên: Doanh nghiệp cần đồng tâm cùng chính quyền để sớm đưa Thành phố thoát khỏi đại dịch

TRÒ CHUYỆN 12/08/2021

Ông Phạm Duy Hiếu - Tổng Giám đốc i.Value Holdings: "Không sợ nhân viên làm sai, chỉ sợ họ lặp lại sai lầm"

TRÒ CHUYỆN 29/07/2021

Ông Lê Hoàng - Giám đốc Công ty TNHH Đường Sách TP.HCM: “Doanh nhân thành công là những người tìm được giá trị từ sách”

TRÒ CHUYỆN 15/07/2021

Sinh viên sử dụng công nghệ tìm việc thông qua nền tảng YOOT JOB

TRÒ CHUYỆN 11/07/2021

Bà Constance Tew - Giám đốc sáng tạo Công ty Thiết kế nội thất CMD, Singapore: Khách hàng được trải nghiệm trong từng không gian nội thất

TRÒ CHUYỆN 17/06/2021

TS. Phan Công Chính - CEO Công ty CP Công nghệ và Đào tạo YOOT: “Chúng tôi muốn định nghĩa lại hướng nghiệp và kết nối tuyển dụng”

TRÒ CHUYỆN 10/06/2021

Bà Mã Đào Ngọc Bích - Tổng giám đốc chuỗi hệ thống làm đẹp Angel Beauty - Giám đốc chuỗi siêu thị mỹ phẩm AB Beauty World: Giải thưởng lớn nhất với tôi là tình yêu thương con người

TRÒ CHUYỆN 02/06/2021

Ông Trần Ngọc Bình - Giám đốc Công ty TNHH TM Hoàng Trần: Dấn thân, lắng nghe và hành động

TRÒ CHUYỆN 20/05/2021

Bà Tiêu Yến Trinh: Dành hết trí tuệ đóng góp phát triển nguồn nhân lực Thành phố

TRÒ CHUYỆN 15/05/2021

Ông Phan Đình Tuệ - Phó tổng giám đốc Ngân hàng Sacombank, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Nghệ Tĩnh: "Chúng tôi tự hào là người con quê hương Bác"

TRÒ CHUYỆN 14/05/2021

Chị Tiêu Yến Trinh - nữ doanh nhân duy nhất ứng cử ĐB HĐND TP.HCM khoá X

TRÒ CHUYỆN 13/05/2021

Ông Nguyễn Đức Thịnh - Chủ tịch Công ty CP Music One: "Kinh doanh để nuôi nghệ thuật"

TRÒ CHUYỆN 01/05/2021

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây