Doanh nhân Nguyễn An Khương: Chiêu Nam Lầu, khách sạn đầu tiên của người Việt
Những năm đầu thế kỷ XX, trên đất Sài thành từng có một khách sạn nổi tiếng khắp xứ Nam Kỳ Lục tỉnh, đó là Chiêu Nam Lầu. Đây là khách sạn đầu tiên của người Việt do doanh nhân Nguyễn An Khương thành lập.
![]() |
Chân dung Nguyễn An Khương |
Nguyễn An Khương sinh năm 1860, nguyên quán Bình Định, sau cư ngụ ở Mỹ Hòa, huyện Hóc Môn, tỉnh Gia Định (nay là TP.HCM). Xuất thân là nhà nho, sống trong gia đình có học và gia giáo lại giỏi nghề làm thuốc Đông y nên ông Khương sớm tinh thông y học, Hán học và chữ Quốc ngữ. Ông mở trường dạy học cho trẻ em tại thị xã Tân An và cùng em trai là Nguyễn An Cư dùng y tài chữa bệnh cho người nghèo ở đất Hóc Môn, kể cả các chiến sĩ cách mạng.
Danh tiếng và tài năng của Nguyễn An Khương lọt vào “mắt xanh” của Trương Dương Lợi - một địa chủ giàu có ở huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. Ông Lợi có 10 người con, trong đó bà Trương Thị Ngự là người con gái được ông Lợi yêu thương nhất. Bà Ngự nhan sắc không nổi trội nhưng nết tháo vát, đảm đang nổi tiếng ở xứ Cần Giuộc. Cảm kích danh tiếng về văn chương và đức độ của Nguyễn An Khương, ông Lợi đã gả bà Trương Thị Ngự cho ông.
Vợ chồng ông Khương có với nhau 4 người con là Nguyễn An Thái, Nguyễn An Thường, Nguyễn Thị Năng và Nguyễn An Ninh. Cả 3 người con đầu đều mất sớm, còn lại người con trai út Nguyễn An Ninh - một nhà báo, nhà cách mạng nổi tiếng đất Nam Kỳ, thần tượng của thanh niên An Nam đầu thế kỷ XX và là chủ bút tờ báo Chuông Rè.
Thành lập Chiêu Nam Lầu, khách sạn đầu tiên của người Việt
Năm 1899, ông Khương đưa gia đình lên Sài Gòn lập nghiệp, thuê 2 căn nhà liền nhau trên đường Kinh Lấp (nay là đường Nguyễn Huệ). Sống cùng gia đình ông Khương còn có chị gái ông là bà Nguyễn Thị Xuyên. Bà Xuyên nấu ăn ngon, giỏi may vá, khi cha mất sớm đã từng nguyện không lấy chồng, ở vậy suốt đời phụng dưỡng mẹ già và lo cho hai em trai.
Đầu thế kỷ XX, đường Kinh Lấp (sau đổi thành đại lộ Charner) nằm giữa hai con đường sang trọng là Catinat (Đồng Khởi ngày nay) và de la Somme (Hàm Nghi) với hàng loạt công ty, cửa hàng thuộc ngoại kiều như người Hoa, người Ấn và người Pháp. Các tiệm vải sang trọng thuộc chủ người Ấn, các quán ăn thuộc chủ người Hoa, còn khách sạn hầu hết của các ông chủ người Pháp.
Gia đình ông Khương mở một tiệm may nhỏ lấy tên Chiêu Nam Lầu, do bà Xuyên cùng em dâu là bà Ngự điều hành. Cái tên Chiêu Nam Lầu do hai bà đặt có ngụ ý sâu xa là nơi chiêu hiền đãi sĩ của người Việt Nam, nơi gặp gỡ anh hùng hào kiệt cả nước, nơi tá túc của những nhà yêu nước Bắc, Trung lưu lạc vào Nam, nơi giúp đỡ phương tiện, tiền bạc cho những thanh niên yêu nước xuất dương trong phong trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục.
Nhờ tài may quần áo của bà Xuyên và bà Ngự, danh tiếng của tiệm may Chiêu Nam Lầu ngày càng lan rộng, đến mức vua Thành Thái trước ngày bị lưu đày sang đảo Reunion đã bí mật đến may cả chục chiếc áo dài gấm. Số lượng khách đặt may ngày càng nhiều, phần lớn là các điền chủ, thương gia từ Lục tỉnh lên Sài Gòn. Thấy họ có nhu cầu nghỉ đêm, ông Nguyễn An Khương cho sửa chữa các phòng tầng trên làm khách sạn.
Từ một tiệm may nhỏ, Chiêu Nam Lầu ngày càng mở rộng hoạt động kinh doanh. Dưới sự quản lý và điều hành của gia đình ông Khương, Chiêu Nam Lầu nhận được sự mến mộ trong giới điền chủ, thương gia khắp Lục tỉnh và vùng Sài Gòn - Chợ Lớn nên sớm phát đạt, nổi tiếng khắp Nam Kỳ.
Chiêu Nam Lầu, nơi anh hùng hội tụ
Chiêu Nam Lầu trở thành điểm dừng chân và tá túc của rất nhiều người Việt và trở thành khách sạn đầu tiên do người Việt quản lý và điều hành trên đất Sài thành, nơi có những món ăn Nam Bộ được nhiều người Lục tỉnh khen ngợi.
Không chỉ giới điền chủ, thương gia, nhiều nhà yêu nước, những trí thức tiến bộ cũng thường lui tới Chiêu Nam Lầu và kết bạn với Nguyễn An Khương. Trong số đó phải kể đến Trần Chánh Chiếu - điền chủ Rạch Giá, lãnh đạo phong trào Minh Tân ở Nam Kỳ, chủ bút tờ Nông Cổ Mín Đàm và Lục Tỉnh Tân Văn; ông Nguyễn Thần Hiến - điền chủ Cần Thơ, nhà cách mạng tiên phong của phong trào Đông Du ở miền Nam. Đến năm 1900, ông Khương được Trần Chánh Chiếu mời cộng tác trên hai tờ báo của ông.
![]() |
Dãy nhà bên trái khách sạn Chiêu Nam Lầu |
Tuy là một nhà nho tham gia kinh doanh, ông Khương cùng Trần Chánh Chiếu đã thay đổi tư duy kinh tế của người Việt. Theo nhà văn Sơn Nam, ông Khương đã “quyết rửa hổ, không sợ mang danh chú bán cơm” bằng việc viết bài quảng cáo mô tả hoạt động của Chiêu Nam Lầu trên báo Lục Tỉnh Tân Văn số 8 (ngày 2/1/1908) như sau:
“Tiệm này có 3 từng (tầng - TG), từng dưới thì bán cơm canh, cá thịt nấu theo cách An-nam và cách Tàu, lại có bán trà phe (cà phê) bánh mì, bánh bao và các thứ bánh điểm tâm, từng giữa thì các vật trân tu mĩ vị nấu theo cách An-nam và cách Tàu... các thứ bánh Tàu, bánh An-nam và trà ngon đặng cho liệt vị điểm tâm lúc sớm mai và giải muộn lúc ban trưa, còn từng trên chót thì dọn phòng ngủ đặng cho các vị phương xa đến đó mà nghỉ”, Sơn Nam, Phong trào Duy Tân ở Bắc Trung Nam - miền Nam đầu thế kỷ XX - Thiên Địa Hội và cuộc Minh Tân, NXB Trẻ, trang 202.
Vào những năm 1907-1908, trong bối cảnh phong trào Minh Tân do Trần Chánh Chiếu phát động lan rộng khắp Nam Kỳ, các khách sạn do người Việt thành lập học theo Chiêu Nam Lầu của Nguyễn An Khương xuất hiện ngày càng nhiều. Trong đó, Chiêu Nam Lầu cùng với Minh Tân khách sạn ở Mỹ Tho và Nam Trung khách sạn trên đường Amiral Krantz (nay là đường Hàm Nghi), Sài Gòn là 3 khách sạn nổi tiếng nhất xứ Nam Kỳ do người Việt điều hành. Đây là 3 cơ sở kinh doanh và hoạt động cách mạng nổi tiếng với tổ hợp phòng nghỉ và nhà hàng (Nam Trung khách sạn và Minh Tân khách sạn) và tổ họp phòng nghỉ, nhà hàng và tiệm may (Chiêu Nam Lầu), trực tiếp cạnh tranh với các tiệm ăn của người Ấn, người Hoa và các khách sạn của người Pháp tại Sài Gòn và Mỹ Tho.
Bộ ba Nguyễn An Khương, Trần Chánh Chiếu, Nguyễn Thần Hiến đã đưa Chiêu Nam Lầu trở thành cơ sở kinh doanh của phong trào Đông Du và là nơi hội họp, đưa rước các thanh niên xuất dương sang nhiều nước học tập từ năm 1904. Theo nghiên cứu của Nguyễn Hiến Lê: “Cụ Khương có hai người em gái cũng nhiệt tâm với quốc sự và đều có tên là cô Năm: cô Năm ta em ruột của cụ, quản lý Chiêu Nam Lầu ở đường Kinh Lấp cũ, sau đổi là đường Charner, bây giờ là đường Nguyễn Huệ; và cô Năm tây (chắc là em họ của cụ) có tiệm may ở đường Espagne (Lê Thánh Tôn), chồng là ông Perrot, một người Pháp có chân trong hội Tam Điểm (Franc maconerie)” Nguyễn Hiến Lê, Đông Kinh Nghĩa Thục, NXB Lá Bối, 1967, trang 128-129.
Khi Sào Nam Phan Bội Châu bí mật vào Sài Gòn, cụ đã tá túc ở Chiêu Nam Lầu, ông Khương đã tổ chức cho cụ Phan gặp gỡ nhiều điền chủ yêu nước như Trần Chánh Chiếu, Nguyễn Thần Hiến. Thông qua cuộc gặp gỡ này, một đường dây bí mật đưa những người yêu nước xuất dương sang Nhật Bản học về kỹ thuật quân sự, số ít sang Trung Quốc mua vũ khí được hình thành tại Chiêu Nam Lầu.
Cụ Phan Chu Trinh cũng từng tá túc tại Chiêu Nam Lầu một thời gian sau khi rời Pháp về Việt Nam cùng Nguyễn An Ninh vào tháng 6/1925. Cụ Tây Hồ Phan Chu Trinh kết thân với ông Khương và qua đời tại Chiêu Nam Lầu tối ngày 24/3/1926 ở tuổi 54. Cụ Nguyễn Sinh Huy (Sắc) cũng từng ở Chiêu Nam Lầu và được ông Khương giúp đỡ tiền bạc. Đáng chú ý nhất là Kỳ Ngoại Hầu Cường Để cũng từng đến trọ tại Chiêu Nam Lầu. Theo Nguyễn Hiến Lê: “Bà Perrot lúc đó góa chồng, sống với hai người con trai đều có Pháp tịch. Bà đón Kỳ Ngoại Hầu về ở Chiêu Nam Lầu, rồi mướn ghe đưa Hầu xuống Mỹ Tho, lên Tân Châu” Nguyễn Hiến Lê, Sđd, tr.129. Ngoài ra, những ai muốn tìm đường Đông Du mà gặp khó khăn về tiền bạc, đều được Chiêu Nam Lầu giúp đỡ nhiệt tình.
-
15 phẩm chất của một doanh nhân khôn ngoan
-
Đổi mới mình để làm điều phi thường, doanh nhân ngày nay có làm được như Lương Văn Can?
-
Khát vọng vươn tầm thế giới của doanh nhân Việt: Cần có văn hóa kinh doanh
Doanh nhân Võ Công Tồn: Tận tụy hy sinh cho đất nước độc lập, dân tộc tự do
Doanh nhân Ngô Tử Hạ: Một người yêu nước mẫu mực - Kỳ 2
Doanh nhân Hàng Vay Chi, hái “quả ngọt” sau 40 năm chèo lái Tập đoàn Việt Hương
Cô giáo Nguyễn Ngọc Lan Anh tự tin thể hiện môn thuyết trình tiếng Anh
Doanh nhân Ngô Tử Hạ: Một người yêu nước mẫu mực - Kỳ 1
Anh Nguyễn Quốc Khánh vinh dự đoạt Top 10 Giải thưởng Sao Đỏ
Vinh danh 86 "Doanh nhân Trẻ Việt Nam tiêu biểu 2022"
Sao Đỏ - Tự hào doanh nhân trẻ Việt Nam
Chủ tịch Gishi Beauty Phạm Thị Thu Hằng: “Tôi không định nghĩa về sự thành công”
Thư viện số Doanh nhân Việt Nam - nơi lưu giữ tinh hoa ngành kinh doanh Việt
Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt: Nhà lãnh đạo luôn nghĩ đến dân và ủng hộ doanh nghiệp
CEO Trương Tấn Tòng và sự “chuyển mình” cho phần mềm CNC ở Việt Nam
Chủ tịch CMC được vinh danh “Top 10 doanh nhân Việt Nam tiêu biểu 2022”
Tổng giám đốc Sanofi Việt Nam được vinh danh “Doanh nhân xuất sắc châu Á 2022”
Ấn tượng đêm vinh danh "10 Doanh nhân truyền cảm hứng năm 2022"
Bà Lâm Thuý Ái - Chủ tịch HĐTV Công ty Sản xuất – Thương mại MEBIPHA
Ông Phan Minh Thông - Tổng giám đốc Công ty CP Phúc Sinh
Bà Đặng Thị Kim Oanh - Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Kim Oanh Group
Ông Lê Hữu Nghĩa - Tổng giám đốc Công ty Lê Thành
Bà Nguyễn Ngọc Mỹ - Phó chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn AlphaNam
Ông Trần Văn Mười - Chủ tịch thành viên Công ty nhà đất Nhân Mười
Ông Lê Viết Hải - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình
Ông Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai
Ông Johnathan Hạnh Nguyễn - Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương (IPPG)
Bà Huỳnh Bích Ngọc - Chủ tịch HĐQT công ty Thành Thành Công
Kết thúc bình chọn "10 Doanh nhân truyền cảm hứng" năm 2022
Doanh nhân - Tổng đốc Hoàng Trọng Phu: Người khôi phục và đưa thương hiệu thủ công Việt Nam ra thế giới (Kỳ 2)
Thư viện số Doanh nhân Việt Nam: Kho dữ liệu về doanh nhân Việt Nam
Mời bạn đọc bình chọn "10 Doanh nhân truyền cảm hứng" năm 2022
Tỷ phú Ấn Độ trở thành người giàu thứ hai thế giới
Doanh nhân Hoàng Trọng Phu: Người khôi phục và đưa thương hiệu thủ công Việt Nam ra thế giới
Chương trình bình chọn Doanh nhân truyền cảm hứng năm 2022
Doanh nhân Nguyễn Sơn Hà: Người khởi đầu ngành sơn Việt Nam (Phần 2)
Doanh nhân Nguyễn Sơn Hà: Người khởi đầu ngành sơn Việt (Phần 1)
Bước ngoặt cuộc đời từ một cuốn sách
Chung Seoung Taek: Làn gió mới cho những thương vụ M&A tương lai của Samsung
Doanh nhân - Anh hùng của Ukraine thiệt mạng vì không kích
Cuộc đụng độ tỷ đô giữa 2 người giàu nhất châu Á
Tỷ phú 80 tuổi, khởi nghiệp lần thứ n, và mục tiêu IPO starup trong 5 năm
Nữ doanh nhân Nguyễn Thị Minh Hà: Hoàn thành trách nhiệm của người lính, doanh nhân
Tình doanh nhân – Nghĩa đồng đội
Người thương binh bây giờ
Từ mẹ đơn thân trở thành nữ tỷ phú tự thân giàu nhất nước Mỹ
CEO startup Việt vừa được quỹ của Temasek đầu tư 50 triệu USD là ai?
4 câu hỏi để xác định mục đích sống - lời khuyên từ một "chiến binh Phố Wall"
Giày thể thao giá rẻ làm nên tỷ phú Ấn Độ
Từ người dọn dẹp khách sạn đến tỷ phú tự thân mới nhất Hàn Quốc
10 người giàu nhất Malaysia năm 2022 là ai?
Khởi nghiệp ở tuổi 60, thành tỷ phú khi gần 90 tuổi
Changpeng Zhao - Tỷ phú tiền mã hoá giàu nhất thế giới đến Việt Nam
Chân dung người thay thế Sheryl Sandberg làm COO Meta
Nữ tướng quyền lực nhất Facebook từ chức
50 người giàu nhất thế giới mất hơn 500 tỷ USD trong 5 tháng
Tài sản giới tỷ phú Việt Nam giảm gần 2 tỷ USD
Chân dung người xây dựng đế chế phát video trực tuyến tỷ đô Netflix
10 tỷ phú kiếm nhiều tiền nhất trong năm qua
Việt Nam có thêm 1 tỷ phú USD
Elon Musk có thể trở thành tỷ phú nghìn tỷ USD đầu tiên vào năm 2024
Tỷ phú Warren Buffett trở lại nhóm 5 người giàu nhất thế giới
CEO Nguyễn Ngọc Mỹ: “Tôi có cả tủ sách ở sau lưng nên lúc nào cũng nhìn thấy cơ hội”
Được sống với đam mê
Tỷ phú tuổi Dần vừa trở thành người giàu nhất châu Á là ai?
Doanh nhân tuổi Dần đi “gom bạc lẻ”
Cõng bà đi mở đất
Doanh nhân Lê Hữu Nghĩa: Từ cái Tâm đặt vào dự án nhà ở xã hội đến cái Tầm vươn đến những công trình ấn tượng
Ông Nguyễn Khắc Nguyện được bổ nhiệm làm Phó tổng giám đốc Ngân hàng ACB
TS.LS Nguyễn Văn Thọ - Người con của quê hương Cần Đước
Doanh nhân - nhạc sĩ Nguyễn Đình Hùng: Thực tế hóa âm nhạc, lý tưởng hóa kinh doanh
CEO hãng dược Pfizer được chọn là CEO của năm
Năm 2021, tài sản của các tỷ phú USD Việt Nam tăng gần 3 tỷ USD
10 tỷ phú kiếm tiền nhiều nhất năm qua
5 kiểu người giàu tiêu biểu trên thế giới
Chúng tôi trên mạng xã hội