Doanh nhân Lương Khắc Ninh: Đưa tư tưởng trọng thương đến với dân chúng (Kỳ 2)
Không chỉ hoạt động trên lĩnh vực chính trị và kinh tế, doanh nhân Lương Khắc Ninh - người được biết đến là chủ bút của hai tờ báo nổi tiếng nhất xứ Nam Kỳ Lục tỉnh đầu thế kỷ XX, luôn kêu gọi tinh thần tự chủ kinh tế, cạnh tranh thương mại trong bối cảnh phong trào Minh Tân diễn ra ngày càng sôi nổi.
Kỳ 2: Người cổ động tinh thần chấn hưng thương nghiệp
![]() |
Đoàn hát bội ở hội chợ triển lãm Marseille 1906 (Nguồn collyon.com) |
Không chỉ được biết đến là một nhân vật tích cực trong lĩnh vực báo chí và hoạt động chính trường, Lương Khắc Ninh còn là một nhà kinh doanh có danh tiếng ở Bến Tre. Nguyễn Liên Phong - một người bạn đương thời của Lương Khắc Ninh viết về ông: “Mấy năm nay, ngài gầy dựng cuộc buôn bán tại Châu Thành Bến Tre có bề thế và cất phố xá thêm cũng nhiều và ngài có làm hội viên trong Hội Đông Dương giáo huấn, cũng là một người khôn lanh thức thời vụ và có công bồi bổ trong phong tục giáo hóa, làm gương cho người lớp sau, đáng khen đáng tặng”.
Ở Nam Kỳ Lục tỉnh đầu thế kỷ XX, giai cấp tư sản người Việt vẫn còn non trẻ, không có nhiều vị thế trên thương trường và bị tư bản Pháp, thương nhân người Hoa, người Ấn chèn ép. Khi luồng tư tưởng cải cách kinh tế của Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh được lan truyền rộng rãi trên cả nước, Lương Khắc Ninh và Trần Chánh Chiếu là hai người sớm tiếp thu và tiên phong kêu gọi người Việt đoàn kết, hùn vốn để kinh doanh, làm giàu cho mình và cạnh tranh với thương nhân ngoại quốc.
Lấy ngòi bút làm vũ khí, Lương Khắc Ninh và Trần Chánh Chiếu đã sử dụng báo chí làm công cụ để thay đổi nhận thức cho người Việt thông qua hai tờ báo kinh tế là Nông cổ mín đàm và Lục tỉnh tân văn.
Trên Nông cổ mín đàm, Lương Khắc Ninh giữ chuyên mục chính là Thương cổ luận đăng ở trang 1 và 2, từ số đầu tiên, ông đã viết: “Sự đại thương là đệ nhứt cách giúp cho dân phú quốc cường. Xin anh em xét lại mà coi, có phải là hễ dân giàu là nước giàu chung, còn dân nghèo thì nước cũng không giàu đặng. Tờ nầy mới khởi hành, nên tỏ một ít lời cho chư vị quý nhơn rõ ý nhựt báo, chỉ muốn cho người bổn quốc có kỹ nghệ và thương mãi, đặng làm cho hiệp với người Khách và người Thiên trước”.
Trong suốt 5 năm làm chủ bút tờ Nông cổ mín đàm (1901-1906), Lương Khắc Ninh viết khoảng 120 bài báo phân tích những ưu điểm, khuyết điểm của người Việt trong kinh doanh. Ông kêu gọi: “Việc buôn lớn trong xứ ta, nếu mà người mình mở lòng rộng rãi mà chung vốn cùng nhau, hễ nhiều người thì vốn lớn, buôn chi cũng đặng, ắt là lợi lắm… Chúng ta mà không hiệp cùng nhau mà buôn, tôi biết một là vì một điều nghi nhau không trung tín, ngại nhau không thuận hòa nên lâu nay không ai chịu chung cùng với ai mà buôn bán nên để cho dị quốc làm mà thôi”.
Thông qua những bài phân tích trên Nông cổ mín đàm, những tư tưởng kinh doanh của Lương Khắc Ninh đã tác động rất lớn đối với giai cấp tư sản Nam Kỳ, trở thành “kim chỉ nam” cho họ trên thương trường. Những lời kêu gọi này đã thâm nhập trong giới trí thức, điền chủ, công chức người Việt có tinh thần dân tộc và bước đầu có sự lan tỏa. Đặc biệt, những tư tưởng của Lương Khắc Ninh sau đó được Trần Chánh Chiếu tiếp tục phát triển khi làm chủ bút Nông cổ mín đàm và Lục tỉnh tân văn, tạo tiền đề cho sự bùng nổ của phong trào Minh Tân ở Nam Kỳ trong những năm 1907-1908.
Sau khi thay thế Trần Chánh Chiếu bị thực dân Pháp bắt giam, Lương Khắc Ninh trở lại làm chủ bút hai tờ Nông cổ mín đàm và Lục tỉnh tân văn. Ông tiếp tục viết nhiều bài báo vận động phát triển thương nghiệp cho người Việt. Đến ngày 18/1/1917, Lương Khắc Ninh nhường chức chủ bút Nông cổ mín đàm và Lục tỉnh tân văn cho Nguyễn Chánh Sắt từ số báo 662.
Sau khi từ giã Nông cổ mín đàm sau nhiều năm làm chủ bút, Lương Khắc Ninh tập trung vào chấn hưng và phát triển nghệ thuật cổ truyền Nam bộ. Khi còn làm báo, ông đã thành lập gánh hát bội Châu Luân ban ở Sài Gòn (năm 1905). Vào đêm 28/3/1917, Lương Khắc Ninh đã đến diễn thuyết tại Hội Khuyến học Sài Gòn. Tại đây, Lương Khắc Ninh phân tích cặn kẽ cái sai lầm từ quan niệm cũ của người An Nam cho nghề hát là nghề hạ tiện, nên “người có học thức một ít thì không làm, để cho kẻ ngu dốt nó hát.
Vì cái dốt ấy nó làm cho mấy chú kép làm một ông quan cũng không ngồi cho vững, bộ tịch lất khất, đọc một cái thơ phùng mang, trợn mặt, phun râu và làm nhiều chuyện dễ cho trang thức giả đến coi rất hổ. Đã vậy, chúng nó lại tưởng mình hay, mình giỏi, vẽ cái mặt vằn vện cho nhiều là tốt, ngồi giữa rạp nói cho lâu là hay, không chịu sửa, có dạy cách lịch sự cho cũng trơ trơ”. Vì vậy, theo Lương Khắc Ninh, cần người có học, có trí thức để tham gia cải cách nghệ thuật cổ truyền. Muốn thế, trước hết phải học, phải đào tạo và ông lãnh nhận vai trò người đặt tuồng mới “chẳng phải là dùng văn chương, dùng tiếng cao xa, dùng điệu nói lối thường cho mấy con mẹ bán cá nghe cũng hiểu được nữa”.
Năm 1922, ông dẫn đầu một đoàn hát bội sang lưu diễn tại Pháp nhân có hội chợ đấu xảo ở Marseille. Tại đây, ông đã nhiều lần tiếp xúc và trao đổi về quan điểm, đường lối cứu nước với Phan Chu Trinh và tỏ ra rất kính trọng và khâm phục tài năng chí sĩ trong đường lối giành độc lập dân tộc. Cũng tại Pháp, ông viết một bức thư gửi vua Khải Định, bấy giờ cũng đang ở Pháp, khuyên vua nên tiếp thu và thực thi quan điểm của Phan Chu Trinh.
Sau khi ở Pháp về, ông vẫn tiếp tục cộng tác với các báo ở Sài Gòn và thường đi diễn thuyết ở các tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh, Mỹ Tho cổ động cho phong trào Duy Tân tự cường. Lương Khắc Ninh qua đời ngày 22/11/1943, hưởng thọ 81 tuổi.
Với tư tưởng kinh doanh tiến bộ của Lương Khắc Ninh, TS. Trần Viết Nghĩa - Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), trong bài Tư tưởng trọng thương của Lương Khắc Ninh trên tờ Nông cổ mín đàm đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số tháng 6/2014 đã nhận xét như sau: “Tên gọi Nông cổ mín đàm chỉ đơn giản là uống trà nói chuyện nhà nông và buôn bán, nhưng nội dung của nó lại đề cập sâu đến những vấn đề kinh tế của đất nước. Lương Khắc Ninh là linh hồn của tờ báo này. Linh hồn không chỉ thể hiện ở số lượng bài báo mà còn ở bản lĩnh, tư duy và dấu ấn của người làm báo. Ông không ngần ngại bày tỏ quan điểm của mình, cho dù điều đó có thể làm một bộ phận người đọc phật ý. Ông vượt qua tầm nhận thức chật hẹp, khuôn cứng và giáo điều của Nho giáo để đưa tư tưởng trọng thương đến với dân chúng. Những bài luận bàn về nghề buôn của ông đã gợi mở một lối tư duy kinh tế mới, tiến bộ và hiện đại ở Việt Nam”.
Kỳ 1: Chủ bút tờ báo kinh tế đầu tiên ở Nam Kỳ
-
Doanh nhân Nguyễn An Khương: Chiêu Nam Lầu, khách sạn đầu tiên của người Việt
-
Doanh nhân Huỳnh Đình Điển: Nhà tư sản hết lòng với các phong trào yêu nước (Kỳ 1)
-
Doanh nhân Đặng Huy Trứ: Canh tân đất nước dựa vào dân, làm lợi cho dân (Kỳ 1)
Doanh nhân Bạch Thái Bưởi: Cạnh tranh sòng phẳng với tư sản người Pháp, người Hoa (Kỳ 2)
WMO có nữ tổng thư ký đầu tiên trong lịch sử
Doanh nhân Bạch Thái Bưởi: Cạnh tranh sòng phẳng với tư sản người Pháp, người Hoa (Kỳ 1)
Doanh nhân Hoàng Tăng Bí: Cổ động duy tân, mở mang công thương (Kỳ 2)
Doanh nhân Hoàng Tăng Bí: Cổ động duy tân, mở mang công thương (Kỳ 1)
Doanh nhân Đặng Huy Trứ: Canh tân đất nước dựa vào dân, làm lợi cho dân (Kỳ 2)
Doanh nhân Huỳnh Đình Điển: Nhà tư sản hết lòng với các phong trào yêu nước (Kỳ 2)
Trở về vì một môi trường xanh
Johnathan Hạnh Nguyễn: “Hai cộng hai phải là 22”
Thầy Phan Văn Trường: Giáo sư dạy… vỡ lòng
Nhớ những mùa Xuân khởi nghiệp
CEO Lưu Thị Thanh Mẫu: Hơn 13 năm thúc đẩy phát triển công trình xanh ở Việt Nam
Doanh nhân Võ Công Tồn: Tận tụy hy sinh cho đất nước độc lập, dân tộc tự do
Doanh nhân Ngô Tử Hạ: Một người yêu nước mẫu mực - Kỳ 2
Doanh nhân Hàng Vay Chi, hái “quả ngọt” sau 40 năm chèo lái Tập đoàn Việt Hương
Cô giáo Nguyễn Ngọc Lan Anh tự tin thể hiện môn thuyết trình tiếng Anh
Doanh nhân Ngô Tử Hạ: Một người yêu nước mẫu mực - Kỳ 1
Anh Nguyễn Quốc Khánh vinh dự đoạt Top 10 Giải thưởng Sao Đỏ
Vinh danh 86 "Doanh nhân Trẻ Việt Nam tiêu biểu 2022"
Sao Đỏ - Tự hào doanh nhân trẻ Việt Nam
Chủ tịch Gishi Beauty Phạm Thị Thu Hằng: “Tôi không định nghĩa về sự thành công”
Thư viện số Doanh nhân Việt Nam - nơi lưu giữ tinh hoa ngành kinh doanh Việt
Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt: Nhà lãnh đạo luôn nghĩ đến dân và ủng hộ doanh nghiệp
CEO Trương Tấn Tòng và sự “chuyển mình” cho phần mềm CNC ở Việt Nam
Chủ tịch CMC được vinh danh “Top 10 doanh nhân Việt Nam tiêu biểu 2022”
Tổng giám đốc Sanofi Việt Nam được vinh danh “Doanh nhân xuất sắc châu Á 2022”
Ấn tượng đêm vinh danh "10 Doanh nhân truyền cảm hứng năm 2022"
Bà Lâm Thuý Ái - Chủ tịch HĐTV Công ty Sản xuất – Thương mại MEBIPHA
Ông Phan Minh Thông - Tổng giám đốc Công ty CP Phúc Sinh
Bà Đặng Thị Kim Oanh - Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Kim Oanh Group
Ông Lê Hữu Nghĩa - Tổng giám đốc Công ty Lê Thành
Bà Nguyễn Ngọc Mỹ - Phó chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn AlphaNam
Ông Trần Văn Mười - Chủ tịch thành viên Công ty nhà đất Nhân Mười
Ông Lê Viết Hải - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình
Ông Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai
Ông Johnathan Hạnh Nguyễn - Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương (IPPG)
Bà Huỳnh Bích Ngọc - Chủ tịch HĐQT công ty Thành Thành Công
Kết thúc bình chọn "10 Doanh nhân truyền cảm hứng" năm 2022
Doanh nhân - Tổng đốc Hoàng Trọng Phu: Người khôi phục và đưa thương hiệu thủ công Việt Nam ra thế giới (Kỳ 2)
Thư viện số Doanh nhân Việt Nam: Kho dữ liệu về doanh nhân Việt Nam
Mời bạn đọc bình chọn "10 Doanh nhân truyền cảm hứng" năm 2022
Tỷ phú Ấn Độ trở thành người giàu thứ hai thế giới
Doanh nhân Hoàng Trọng Phu: Người khôi phục và đưa thương hiệu thủ công Việt Nam ra thế giới
Chương trình bình chọn Doanh nhân truyền cảm hứng năm 2022
Doanh nhân Nguyễn Sơn Hà: Người khởi đầu ngành sơn Việt Nam (Phần 2)
Doanh nhân Nguyễn Sơn Hà: Người khởi đầu ngành sơn Việt (Phần 1)
Bước ngoặt cuộc đời từ một cuốn sách
Chung Seoung Taek: Làn gió mới cho những thương vụ M&A tương lai của Samsung
Doanh nhân - Anh hùng của Ukraine thiệt mạng vì không kích
Cuộc đụng độ tỷ đô giữa 2 người giàu nhất châu Á
Tỷ phú 80 tuổi, khởi nghiệp lần thứ n, và mục tiêu IPO starup trong 5 năm
Nữ doanh nhân Nguyễn Thị Minh Hà: Hoàn thành trách nhiệm của người lính, doanh nhân
Tình doanh nhân – Nghĩa đồng đội
Người thương binh bây giờ
Từ mẹ đơn thân trở thành nữ tỷ phú tự thân giàu nhất nước Mỹ
CEO startup Việt vừa được quỹ của Temasek đầu tư 50 triệu USD là ai?
4 câu hỏi để xác định mục đích sống - lời khuyên từ một "chiến binh Phố Wall"
Giày thể thao giá rẻ làm nên tỷ phú Ấn Độ
Từ người dọn dẹp khách sạn đến tỷ phú tự thân mới nhất Hàn Quốc
10 người giàu nhất Malaysia năm 2022 là ai?
Khởi nghiệp ở tuổi 60, thành tỷ phú khi gần 90 tuổi
Changpeng Zhao - Tỷ phú tiền mã hoá giàu nhất thế giới đến Việt Nam
Chân dung người thay thế Sheryl Sandberg làm COO Meta
Nữ tướng quyền lực nhất Facebook từ chức
50 người giàu nhất thế giới mất hơn 500 tỷ USD trong 5 tháng
Tài sản giới tỷ phú Việt Nam giảm gần 2 tỷ USD
Chân dung người xây dựng đế chế phát video trực tuyến tỷ đô Netflix
10 tỷ phú kiếm nhiều tiền nhất trong năm qua
Việt Nam có thêm 1 tỷ phú USD
Elon Musk có thể trở thành tỷ phú nghìn tỷ USD đầu tiên vào năm 2024
Tỷ phú Warren Buffett trở lại nhóm 5 người giàu nhất thế giới
CEO Nguyễn Ngọc Mỹ: “Tôi có cả tủ sách ở sau lưng nên lúc nào cũng nhìn thấy cơ hội”
Chúng tôi trên mạng xã hội