Chúng tôi trên mạng xã hội

Chủ tịch Vietravel Nguyễn Quốc Kỳ: Giá trị được xây dựng thông qua việc mình làm

Lữ Ý NhiThứ tư, 28/12/2022 | 11:30 GMT+7

Tôi muốn trở thành một phần trong cuộc sống, trong xã hội này và giá trị đó được xây dựng thông qua việc mình làm. Nếu mình không làm thì cuộc sống đó không có giá trị cuộc sống nữa.

Cuộc gọi phỏng vấn của tôi với Chủ tịch HĐQT Vietravel Nguyễn Quốc Kỳ vừa đúng lúc chuyến bay từ Hà Nội đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất. Bên kia đầu máy, ông Kỳ cho hay, ông vừa tham dự hội nghị với Thủ tướng để tháo gỡ những khó khăn cho ngành du lịch, nửa tiếng nữa sẽ có mặt tại công ty.

Đúng nửa tiếng, tôi có mặt tại trụ sở Công ty Vietravel trên đường Pasteur, Q.3. Với vẻ hơi mệt mỏi và thoáng chút ưu tư, ông nói: "Hà Nội mấy ngày nay lạnh và buốt. Mình không quen lắm với cái lạnh. Trước khi ra sân bay, nghe dự báo thời tiết đêm nay Hà Nội có đợt rét mạnh tràn về. Song cái lạnh của thời tiết không bằng nỗi buồn về chuyến đi chưa có giải pháp thật tốt như mong đợi".

Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Du lịch Vietravel Nguyễn Quốc Kỳ

Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Du lịch Vietravel Nguyễn Quốc Kỳ

Ông tiếp: Trong đại dịch Covid-19 vừa qua, Việt Nam đã giải quyết dịch rất nhanh nhờ sự thay đổi cách chống dịch bằng chiến dịch vaccine. Từ không vaccine, chúng ta chuyển thành có vaccine và đã giúp cả dân tộc, đất nước vượt qua đại dịch sớm. Tất nhiên, vẫn phải trả giá nhưng sự trả giá đó xứng đáng vì chúng ta bước ra khỏi vùng dịch sớm và ngày 15/3/2022, Việt Nam đã chính thức mở cửa với quốc tế - sớm hơn tất cả các nước trong khu vực.

Mặc dù điểm cộng của ta là có chính sách mở cửa sớm, nhưng du lịch Việt Nam lại về chậm và đến tháng 12 thì lại trở thành điểm trừ, khiến du lịch Việt Nam đang từ vùng sáng lại trở thành vùng tối.

Tại hội nghị thúc đẩy thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam vừa diễn ra vào sáng 21/12/2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng đặt câu hỏi: "Tại sao các nước xung quanh mở cửa chậm hơn Việt Nam nhưng họ lại về đích trước?".

* Và mấu chốt sự chậm trễ này là... 

- Vấn đề lớn nhất sau khủng hoảng toàn cầu 2020-2022 là tất cả các nước, các doanh nghiệp (DN) đều trở về vạch xuất phát như nhau, không kể lớn hay nhỏ. Vì thế, anh nào chuẩn bị tốt, chạy trước, xuất phát nhanh sẽ chiếm lĩnh thị trường. Nước nào chuẩn bị tốt, giải quyết đại dịch sớm và có chính sách xuất phát nhanh sẽ lấy thị trường. Không có chuyện lớn thắng nhỏ mà đây là nhanh thắng chậm. 

Tuy nhiên, để phục hồi kinh tế, cần phải có cái mới, nhận thức mới, phương thức mới và cách làm mới nhưng "cái mới" lại bị khung pháp luật, pháp lý cũ, nói cách khác là bị tình thế cũ, tình hình cũ bó buộc, níu lại không làm được. Muốn sửa thì phải sửa cả một hệ thống, phải có nhiều cơ quan ban ngành và không thể sửa một sớm một chiều.

Sự giằng co, níu kéo giữa những quy định mới và cũ không giải quyết được nên thay vì chúng ta xuất phát sớm, xuất phát nhanh thì cứ lùng nhùng mãi thành ra chậm. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng không thể gỡ khó đồng bộ cùng lúc tất cả lĩnh vực, vì còn nhiều ngành nghề khác phải ưu tiên trước. 

* Và ông gọi đó là sự "lệch pha"?

- Phải nói rằng sau khủng hoảng cả Chính phủ và DN đều mong muốn phát triển, muốn tiến tới, không ai muốn dừng lại. Nhưng DN muốn đi nhanh thì phải có hệ thống pháp luật, pháp lý, cơ chế chính sách, khung pháp luật mới phù hợp tình hình mới, chứ không thể vượt qua pháp luật mà đi.

Nói cách khác, Chính phủ, cơ quan quản lý nhà nước, các địa phương với vai trò là kiến tạo phải đi trước, phải kiến tạo khung pháp lý phù hợp với tình hình thực tế. Đặc biệt là Chính phủ, cơ quan quản lý nhà nước và DN phải đồng hành với nhau và phải thấu hiểu. Vì nếu đi trước mà không hiểu và thấu hiểu thì DN cũng chết. Cho nên phải đi trước và thấu hiểu mới chia sẻ và khuyến khích được DN, giúp họ phát huy hết nội lực, năng lực, phát huy hết sự nhiệt tình, kiên định và giữ được lòng tin. 

Song thực tế đến nay thì việc kiến tạo này vẫn còn chậm. Đây là sự lệch pha. Tôi hay nói đùa sự lệch pha này là "chân cao chân thấp", nó làm cho chúng ta không đi nhanh được và không phát huy được hết thế mạnh của mỗi bên, dẫn đến cản trở sự phục hồi nhanh của DN. 

* Ông vừa nói "phải có sự thấu hiểu, chia sẻ”... điều này cũng là tâm tư của ông với câu chuyện đang diễn tiến tại Vietravel?

- Tôi luôn nói lợi ích giữa Nhà nước và DN phải hài hòa. Hài hòa là gì? Là DN khi đã làm tròn nghĩa vụ đóng thuế, làm đúng pháp luật và đầy đủ nghĩa vụ nhưng khi có rủi ro Chính phủ phải chia sẻ với DN. 

Ví dụ vừa qua, khi Vietravel có 3 khách trốn ở lại Hàn Quốc. Đó là sự cố, hay nói cách khác là vấn đề bất khả kháng và rủi ro của DN. Nhưng Sở Du lịch đề nghị tước giấy phép du lịch của Vietravel và phải đóng mức phạt kịch khung, rút giấy phép du lịch quốc tế...

Tôi khá bức xúc về cách xử lý và quyết định này bởi từ sau dịch đến giờ, Vietravel đã đưa đi nước ngoài hàng trăm nghìn khách, nếu chỉ có 3 khách trốn trong khi chúng tôi đã làm tất cả chặt chẽ rồi thì khi rủi ro, sự cố, cơ quan quản lý cần tìm hiểu, không nên ra quyết định một cách vô cảm, không có sự  sẻ chia và thấu hiểu DN như vậy.

* Nhận diện được mấu chốt và sự lệch pha, chắc chắn hội nghị cũng đã có giải pháp?

- Chưa có giải pháp gì. Điều đáng buồn là đến ngày hôm nay, đến giờ phút này nhiều lãnh đạo cơ quan quản lý vẫn không nhận ra. Tại hội nghị sáng nay, nhiều lãnh đạo địa phương và cơ quan quản lý vẫn phát biểu theo kiểu cũ khiến rất nhiều đại biểu, đặc biệt là giới DN khá thất vọng. Đây chính là câu chuyện thấu hiểu cần phải giải quyết.

* Đó cũng chính là nỗi buồn của ông sau hội nghị?

- Thật ra trước đó tôi cũng không vui, khi thấy du lịch phát triển chậm, rất chậm tôi đã rất sốt ruột. Với tư cách của mình và đại diện cho Vietravel - một công ty du lịch trong số các công ty đầu đàn của ngành, tôi đã tham gia rất tích cực vào nhóm tìm kiếm giải pháp, đề xuất hiến cách làm.

Chúng tôi đã kiến nghị Chính phủ để có cuộc họp hôm nay và rất kỳ vọng cuộc họp này sẽ giải quyết được nhiều nút thắt vấn đề, nhưng vẫn chưa có một kết luận, giải pháp cụ thể nào được đưa ra. Giải pháp cuối cùng vẫn như trước đây. Vẫn là những phát biểu đại loại "chúng ta đã mở cửa rồi, phải rà soát lại đi, xem lại chỗ này, chỗ nọ, chỗ kia".

Vấn đề lúc này không phải là rà soát, xem lại nữa mà phải chỉ rõ tại sao nó vướng. Ví dụ, vấn đề visa đang vướng phải chỉ rõ cách làm thế nào. Cụ thể, theo luật xuất nhập cảnh  hiện chỉ cho 15 ngày, không cho 30 ngày, trong khi các nước xung quanh cho visa đến 90 ngày.

Luật là do Nhà nước kiến tạo và tạo ra luật. Nhà nước tạo ra luật thì phải sửa luật, phải chỉ ra được điểm không phù hợp để sửa lại, để gỡ khó, gỡ tắc cho DN và kịp cạnh tranh với các nước xung quanh.

Hay như việc tiếp cận các gói tín dụng. Hiện nay, tiếp cận tín dụng của các DN du lịch rất khó. Tuy xác định là ngành kinh tế mũi nhọn và Chính phủ cũng đã có gói tín dụng đến 380.000 tỷ đồng, nghe đâu trong 6-7 tuần nữa phải sử dụng hết nhưng DN du lịch thì không biết tiếp cận cách nào.

Như vậy phải chỉ ra trong gói này dành cho du lịch được bao nhiêu, giao cho ai, cách DN tiếp cận thế nào. Tóm lại là phải có quy định rất cụ thể, nghiên cứu trong bao nhiêu ngày phải trình cho Chính phủ để quyết thì cũng không được đề cập.

* Nhìn lại năm 2022 với rất nhiều gam màu xám với du lịch và vận chuyển hàng không - hai lĩnh vực ông đang điều hành, ông có tâm tư và kiến nghị gì chính sách hỗ trợ cho hai ngành này?

- Dĩ nhiên, trong đại dịch thì nhiều ngành bị ảnh hưởng nhưng du lịch và hàng không là hai ngành bị tổn thương rất nặng. Khi Chính phủ quy định "Ở nhà là yêu nước" thì xem như hai ngành này không có khách, không nhúc nhích được gì hết. 

Vì thế, ngành du lịch, hàng không và bản thân tôi cũng mong muốn Chính phủ có những thiết chế đặc biệt cho hai ngành này. Vừa qua du lịch nội địa tăng trưởng nhanh vì không có rào cản, các hãng hàng không không bay ở nước ngoài, tập trung hết nguồn lực bay trong nước nên đóng góp phần rất lớn trong việc phát triển du lịch nội địa.

Ngược lại, với các chuyến bay quốc tế thì các hãng hàng không lại không bay được vì không có khách nên bị ảnh hưởng rất nặng. Chưa kể giá xăng dầu lên rất cao, toàn bộ nhân công, chi phí đều bằng ngoại tệ mà ngoại tệ, tỷ giá lại tăng cao liên tục. Đến giờ phút này không một hãng nào dám nói tôi có lợi nhuận. Tất cả đều kinh doanh dưới chi phí, dưới giá thành và đang lỗ hết. Càng lớn càng lỗ nhiều.

Thế nhưng, cũng chưa có một chính sách cụ thể nào để may đo cho hàng không. Trong khi nguồn lực đầu tư cho hàng không cũng là nguồn lực của đất nước và tài sản của DN cũng là tài sản của đất nước.

Sự mất đi hay lỗ lã của DN nào cũng là thiệt thòi của đất nước, làm mất đi sức cạnh tranh cho DN và cả quốc gia.

* Với nhiều thách thức và khó khăn, nhất là phải gồng mình với cỗ máy Vietravel và Vietravel Airlines, có bao giờ ông cảm thấy quá sức , cảm thấy nếm trải thương trường đã đủ và muốn bỏ cuộc?

- Thật sự, đôi lúc tôi cũng cảm nhận sự quá tải và luôn trăn trở: "Bao giờ mới thoát ra khó khăn này?". Nhiều lúc nản lắm. Có nhiều người gặp tôi hỏi: "Ông chưa bị điên à?". Tôi cười bảo: "Phải tự mình cân bằng để làm việc".

Thương trường trải qua bao nhiêu năm kể từ khi làm công tác đoàn thể đến làm thương nhân, lên làm quản lý nhà nước rồi quay trở lại làm DN... qua nhiều môi trường, lăn lộn nhiều, nó cũng giúp mình hiểu được: "Làm gì thì làm, luôn luôn phải bình tĩnh". 

Với một người đang đứng đầu một DN, sau lưng mình là niềm tin của bao nhiêu con người đang đặt vào mình nên phải làm, phải vượt qua chính giới hạn, năng lực của mình để tạo ra một giới hạn mới. Bắt buộc mình phải tự mình giải quyết dù biết chắc chắn rằng, sẽ còn rất nhiều thách thức trước mắt. Đó không phải sĩ diện hão hay sĩ vì "cái tôi" mà vì danh dự, trách nhiệm, vì niềm tin mọi người đang đặt cho mình. 

* Với khó khăn còn đó, ông có giải pháp, kế hoạch gì cho năm 2023? 

- Dự báo năm 2023, tình hình sẽ còn rất khó khăn. Du lịch nội địa bắt đầu giãn ra rồi, sau dịch người dân đi du lịch nhiều, ví như độ nén của lò xo  bật ra rất mạnh, nhưng bây giờ nó bung rồi, duỗi ra hết rồi, khách bắt đầu xuống. Bên cạnh đó, tiêu dùng trong xã hội cũng tiết kiệm lại, rồi chi phí cao dẫn đến giá thành du lịch cũng cao. Đó là thách thức rất lớn cần phải tính toán để có một giải pháp trọn vẹn, căn cơ và thật tốt.

Nhưng hiện tại tôi vẫn chưa có giải pháp căn cơ, thật tốt mà chỉ có giải pháp tạm thời mang tính vá víu. Mà nếu không có giải pháp căn cơ thì lúc nào DN cũng lạch bà lạch bạch, lúc nào cũng nằm ở trạng thái rủi ro cao. Song muốn căn cơ thì không chỉ chủ quan mình mà phải có chính sách từ Nhà nước. 

Link bài viết

* Là Phó chủ tịch Hiệp hội DN TP.HCM (HUBA) nhiệm kỳ 2022-2027, ông có cảm thấy áp lực khi còn nhiều khó khăn phía trước? Nếu có hiến kế mới giúp cho HUBA nhiệm kỳ mới tốt hơn, ông sẽ có cách làm và hiến kế gì?

- Lực lượng DN, doanh nhân TP.HCM mạnh lắm, phải nói là mạnh nhất cả nước. Vai trò của HUBA trong những năm vừa qua cũng có từng lúc, từng thời điểm, có những thăng trầm nhất định và vẫn chưa đạt được đúng vị thế của nó, nếu không nói là  đang đặt dưới cái tầm của nó.

Bởi thứ nhất, HUBA vẫn chưa đoàn kết, tập hợp, quy tụ nhiều sức mạnh của DN. Đâu đó vẫn có gì đó bị cứng nhắc, rụt rè, chưa tự tin, tự giới hạn mình lại. Còn đối với lãnh đạo thành phố cũng chưa nhìn thấy hết, chưa đánh giá đủ khả năng và nguồn tiềm lực cũng như năng lượng của tổ chức này. Cho nên chính sách hướng về HUBA, thúc đẩy nó phát triển vẫn chưa có. Đó là điều đáng tiếc mà tôi nhìn thấy. 

Vậy thì phải đòi hỏi cả hai phía, bản thân HUBA cũng phải đổi mới lại mình, thay đổi lại, hãy cố thoát ra khỏi cái bóng tổ chức chính trị, chúng ta không phải là tổ chức chính trị mà là một tổ chức tập hợp các DN và doanh nhân để mưu cầu làm kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế. Đó cũng là lý do tại sao VCCI cũng đổi thành Liên đoàn Thương mại Công nghiệp Việt Nam. Cho nên tôi cũng có đề nghị nên thay đổi HUBA thành Liên đoàn DN - là liên đoàn, liên kết tất cả sức mạnh đoàn kết lại trong một tâm thế tốt nhất, là cánh tay nối dài, triển khai các chỉ đạo của lãnh đạo thành phố.

Dĩ nhiên, cái gì cũng phải có quá trình, nhận thức rồi lột xác. Mong muốn của tôi là khi tham gia tổ chức nào đó, phải làm mới nó, nếu không làm mới được, không đóng góp gì được cho nó thì không nên tham gia. 

* Với mong muốn đó và với thành viên ban chấp hành mới, ông có kỳ vọng HUBA sẽ mạnh hơn, đoàn kết hơn và có nhiều hoạt động, tiếng nói mạnh mẽ hơn không? 

- Tôi đang lo là ban thường trực đông quá, chưa thấy ban thường trực nào nhiều phó chủ tịch như thế. Thực ra, nhiều là tốt nhưng cấu trúc tổ chức HUBA theo tôi, nó giống như căn nhà. Anh chưa xây dựng được ngôi nhà mà cho nó nhiều cột quá thì khi đi sẽ va vào nhau, diện tích sử dụng của nó bị hẹp lại. 

Tôi cũng đề nghị nhiều vấn đề và vấn đề quan tâm là làm thế nào để HUBA có nhiều  chương trình, sản phẩm, kế hoạch đưa ra thu hút mọi người hưởng ứng, vì bản chất việc tham gia hiệp hội của mọi người là mưu cầu phải mang lại lợi ích gì cho mình. Có thể, tôi không thích anh, nhưng tôi thích kế hoạch của anh nên tôi theo.

* Theo ông, làm công tác quần chúng, người lãnh đạo cần tố chất gì?

- Người lãnh đạo muốn có ý tưởng mới thì phải phải biết kiên nhẫn để lắng nghe. Bởi nghe là cách thu thập thông tin để biến lượng thành chất. Một người lãnh đạo phải có thông tin từ nhiều nguồn và biết cách tổng hợp lại cùng với sự thông minh, bản lĩnh của họ đưa ra những ý tưởng. Tóm lại,  phải làm được 3 điều sau. Một là phải có ý tưởng. Hai là phải nói cho mọi người hiểu ý tưởng. Ba là biết cách tổ chức để mọi người làm cùng mình. 

* Đang điều hành DN, lại là chủ tịch Hiệp hội Ẩm thực, giờ lại tham gia vào HUBA, ông mong muốn sẽ làm được gì cho HUBA? 

- Như đã nói, vị thế của HUBA còn có thể lớn hơn hiện nay rất nhiều nên tôi muốn tham gia để có cơ hội đóng góp phát triển kinh tế thành phố. Một khi kinh tế phát triển, thành phố phát triển, DN phát triển thì bản thân Vietravel cũng được nhờ. Trong đó, cũng có một chút riêng. Vietravel hiện có văn phòng ở trên 40 tỉnh, thành nhưng trụ sở chính của Vietravel lại nằm tại TP.HCM.

Riêng cá nhân tôi tuy sinh ra và lớn lên ở Hà Nội nhưng nơi cho tôi cuộc sống, trưởng thành và phát triển thì lại là đất Sài Gòn. Vì thế, việc tôi tham gia tổ chức, hiệp hội nào đó như HUBA chẳng hạn, nghĩa là tham gia giúp ích cho cái gì tốt lên một chút cũng là sự trả ơn của mình với mảnh đất tử tế này. Dù rằng thành công hay không thì nó cũng giúp cho mình thành người. 

* Từng trải qua nhiều thăng trầm, sóng gió, điều đọng lại trong ông một triết lý sống như thế nào?

- Con người ta có thể thăng trầm lên xuống, có thể làm bất cứ chuyện gì nhưng phải làm con người tử tế. Tử tế với con người, tử tế với cuộc đời, tử tế với chính mình. Đã là con người thì đôi lúc cũng sẽ có những suy nghĩ mờ ám, bực bội chuyện này chuyện kia, tại sao nó đối xử với mình như thế, tại sao và tại sao nhưng nghĩ thì cứ nghĩ, vấn đề là không được quyền để điều đó chi phối con người tử tế của mình.

* Hỏi thật, ông dự định làm đến bao giờ sẽ nghỉ ngơi?

- Có một chủ tịch của một quỹ từ thiện nước ngoài đã 86 tuổi nhưng khi có người hỏi: "Tại sao ông chưa nghỉ hưu đi?", ông ta nói: "This is my life" (Đây là cuộc đời của tôi). Và tôi làm việc là do tôi quyết định cuộc đời của tôi. Điều đó cho thấy, mỗi người trong cuộc đời đều chọn cho mình một con đường để sống. Ai đến tuổi cũng muốn được đi chơi bời, nghỉ ngơi. Và tôi chọn nghỉ ngơi trong công việc.

Luôn luôn tự nhủ, cuộc sống nếu không có mục tiêu, mục đích thì cuộc sống đó trở nên vô vị. Tôi muốn trở thành một phần trong cuộc sống, trong xã hội này và giá trị đó được xây dựng thông qua việc mình làm. Nếu mình không làm thì cuộc sống đó không có giá trị cuộc sống nữa. Cho nên người ta hay nói, con người sống đó, cười đó, đi đó, nói đó nhưng đã chết rồi, chưa chôn thôi. Nhưng có những người đã chết rồi nhưng ai cũng nhắc đến họ, có nghĩa là họ đang sống. Họ để lại giá trị trong cuộc sống.   

* Xin cảm ơn ông về buổi trò chuyện thú vị.

  • Doanh nhân Ngô Tử Hạ: Một người yêu nước mẫu mực - Kỳ 1

  • Ông Đinh Hồng Kỳ - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Secoin: "Chinh phục khách hàng bằng giá trị của kỹ thuật - nghệ thuật và sự khác biệt"

  • 10 sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch tiêu biểu năm 2022

doanh nhân Việt Nam

ông Nguyễn Quốc Kỳ

Viettravel

TS. Lý Tùng Hiếu: Triết lý kinh doanh của Lương Văn Can có giá trị ở mọi thời đại

TRÒ CHUYỆN 28/11/2022

Nhà sáng lập LMP Design Nguyễn Thị Lan Phương: Đam mê nghề và khát vọng vươn tầm quốc tế

TRÒ CHUYỆN 09/11/2022

Bà Tô Thị Bích Châu: "Xây dựng doanh nghiệp quận 1 trở thành đội ngũ tiên phong, giá trị, trách nhiệm cộng đồng"

TRÒ CHUYỆN 26/10/2022

Đội ngũ doanh nhân luôn tỏa sáng trong các phong trào của TP.HCM

TRÒ CHUYỆN 13/10/2022

Chúng ta cùng đồng hành

TRÒ CHUYỆN 13/10/2022

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi: Đội ngũ doanh nhân đã nâng cao vị thế kinh tế của TP.HCM với cả nước và quốc tế

TRÒ CHUYỆN 13/10/2022

Doanh nhân Lê Thị Thanh Lâm - Phó chủ tịch Hội Nữ doanh nhân TP.HCM (HAWEE): “Mentoring sẽ giúp tạo ra nhiều thế hệ lãnh đạo”

TRÒ CHUYỆN 10/10/2022

Doanh nhân truyền cảm hứng đều có động lực cống hiến cho đất nước

TRÒ CHUYỆN 09/10/2022

Ông Phan Nguyễn Như Khuê: Doanh nhân là thành tố quan trọng góp phần xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh

TRÒ CHUYỆN 27/09/2022

CEO KAPLA Education Lê Thị Kim Chi: Chúng tôi tự hào về mô hình tiếng Anh sáng tạo phát triển toàn diện của KAPLA

TRÒ CHUYỆN 26/09/2022

TS. Mai Hữu Tín - Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư U&I (UNIGROUP), Chủ tịch Tập đoàn Gỗ Trường Thành: “Đi học với tôi là một cách đầu tư vô cùng hiệu quả”

TRÒ CHUYỆN 14/09/2022

Chủ tịch Intimex Group Đỗ Hà Nam: "Giữ được uy tín thì kinh doanh toàn cầu không khó”

TRÒ CHUYỆN 29/08/2022

Chuyên gia kinh tế Phan Chánh Dưỡng: 'Cái gì mình không muốn thì đừng gieo cho người khác'

TRÒ CHUYỆN 12/08/2022

Doanh nhân Hồ Thanh Tuấn: Tôi muốn làm nhiều hơn để nâng cao vị thế ngọc trai Việt Nam

TRÒ CHUYỆN 27/07/2022

Tổng giám đốc Vinacontrol TP.HCM: Mong được cạnh tranh

TRÒ CHUYỆN 15/07/2022

Doanh nhân Trần Văn Mười: Văn hoá gia đình tạo nên văn hoá quốc gia

TRÒ CHUYỆN 30/06/2022

Nâng cao chất lượng dạy và học đại học bằng tình huống doanh nghiệp

TRÒ CHUYỆN 29/06/2022

Mong báo chí luôn đồng hành cùng doanh nghiệp

TRÒ CHUYỆN 17/06/2022

Doanh nhân trẻ Đặng Hồng Anh: “Giúp được nhiều người, lại muốn giúp thêm nhiều người nữa”

TRÒ CHUYỆN 27/05/2022

Nghệ sĩ, nhà giáo dục Thanh Bùi: "Nghệ thuật là một phần của giáo dục, giáo dục phải có nghệ thuật"

TRÒ CHUYỆN 12/05/2022

Ông Nguyễn Mạnh Lương - cố vấn kỹ thuật, thành viên sáng lập Công ty CP Đầu tư và Phát triển Cường Thuận: "Bộ đội làm kinh tế phải thượng tôn pháp luật"

TRÒ CHUYỆN 02/05/2022

Bà Bùi Thị Huệ - CEO Minh Group: "Cho nhân viên được phép sai lầm"

TRÒ CHUYỆN 14/04/2022

Nữ tướng USAC Group và khát khao mang nhiều giá trị cho cộng đồng

TRÒ CHUYỆN 13/04/2022

Ito Junichi - CEO World Link Japan: Tôi ái ngại về xu hướng người trẻ Việt hiện không sẵn sàng làm việc trong ngành sản xuất

TRÒ CHUYỆN 07/04/2022

Amy Dương - Chủ tịch tổ chức giáo dục toàn cầu Sống rực rỡ, CEO Công ty USHome: Khi "tỉnh thức", bạn sẽ sống cuộc sống mình muốn

TRÒ CHUYỆN 30/03/2022

Với phụ nữ, hạnh phúc là lan tỏa được những giá trị vật chất, tinh thần do mình tạo ra

TRÒ CHUYỆN 09/03/2022

TS. Lý Quí Trung - Giáo sư kiêm nhiệm và Cố vấn cấp cao Trường Đại học Western Sydney, Úc: “Tôi thích chia thời gian làm việc của mình ở cả hai quốc gia”

TRÒ CHUYỆN 04/03/2022

Ông Hân Nguyễn - CEO Thủ Đô Multimedia: "Tôi khát khao tạo ra một doanh nghiệp hạnh phúc bằng trí tuệ Việt"

TRÒ CHUYỆN 28/02/2022

Ông Trần Kim Chung - Chủ tịch CT Group: "Chìa khóa đi vào tương lai là giới trẻ”

TRÒ CHUYỆN 09/02/2022

Ông Huỳnh Công Tuấn - Tổng giám đốc Mebipha: Chúng tôi tự tin Mebipha có thể chinh phục bất kỳ thị trường nào

TRÒ CHUYỆN 08/02/2022

Ông Nguyễn Đình Trung - Chủ tịch Tập đoàn Hưng Thịnh: "Giúp nhiều người có nhà mới là hạnh phúc"

TRÒ CHUYỆN 07/02/2022

Bà Nguyễn Phi Vân - Chủ tịch Hiệp hội Đầu tư thiên thần Đông Nam Á: "Với doanh nhân, điều lớn nhất là giá trị của bản thân"

TRÒ CHUYỆN 13/01/2022

Ông Nguyễn Hồng Sơn - Tổng Giám Đốc Chubb Life Việt Nam: "Bảo hiểm phải là thành trì bảo vệ cuối cùng trước mọi cơn bão"

TRÒ CHUYỆN 11/01/2022

CEO CMC TSSG Phạm Văn Trung: Chuyển đổi số là sự thích nghi của doanh nghiệp

TRÒ CHUYỆN 30/12/2021

Ông Nguyễn Tu Mi - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH Vàng Mi Hồng: “Ráng sống tốt mỗi ngày”

TRÒ CHUYỆN 28/12/2021

Ông Phan Minh Thông - Chủ tịch HĐQT Phúc Sinh Group: "Tinh thần vững của người lãnh đạo là sức khỏe của doanh nghiệp"

TRÒ CHUYỆN 11/12/2021

Ông Đinh Hồng Kỳ - Chủ tịch HĐQT Công ty Secoin: "Muốn tiên phong thì phải có tri thức và bản lĩnh"

TRÒ CHUYỆN 30/11/2021

Bà Huỳnh Ngọc Vân - Giám đốc Bảo tàng Áo dài: "Với tôi, gìn giữ hòa bình hay di sản văn hóa đều là bổn phận"

TRÒ CHUYỆN 14/11/2021

Bà Nguyễn Thị Thu Hòa - CEO ADP Group: Bản lĩnh người được chọn

TRÒ CHUYỆN 10/11/2021

TSKH-KTS. Ngô Viết Nam Sơn: “Đã làm kiến trúc thì tôi luôn hướng về tương lai”

TRÒ CHUYỆN 30/10/2021

Vị thế tăng cao của hạ tầng mạng trong bối cảnh “phát triển kép” hậu Covid-19

TRÒ CHUYỆN 27/10/2021

Bà Mã Đào Ngọc Bích - Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Chuỗi Siêu thị mỹ phẩm AB Beauty World: “Hành trình từ trái tim”

TRÒ CHUYỆN 25/10/2021

Ông Bùi Hiền - Tổng giám đốc Southern Homes Việt Nam: Doanh nhân cần mạnh dạn dẫn đường trong thời kỳ mới

TRÒ CHUYỆN 13/10/2021

Ông Nguyễn Lâm Viên - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Vinamit: “Tôi đã chọn con đường đi đúng”

TRÒ CHUYỆN 28/09/2021

Giám đốc Khối Tiếp thị Techcombank: Thành công của thương hiệu là sự vượt trội của khách hàng mỗi ngày

TRÒ CHUYỆN 26/09/2021

Bà Lưu Thị Thanh Mẫu - Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Phúc Khang: “Đây là lúc doanh nhân thể hiện trách nhiệm với Thành phố - nơi đã giúp mình thành công”

TRÒ CHUYỆN 14/09/2021

TS. Lư Nguyễn Xuân Vũ - Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Xuân Nguyên: Doanh nghiệp cần đồng tâm cùng chính quyền để sớm đưa Thành phố thoát khỏi đại dịch

TRÒ CHUYỆN 12/08/2021

Ông Phạm Duy Hiếu - Tổng Giám đốc i.Value Holdings: "Không sợ nhân viên làm sai, chỉ sợ họ lặp lại sai lầm"

TRÒ CHUYỆN 29/07/2021

Ông Lê Hoàng - Giám đốc Công ty TNHH Đường Sách TP.HCM: “Doanh nhân thành công là những người tìm được giá trị từ sách”

TRÒ CHUYỆN 15/07/2021

Sinh viên sử dụng công nghệ tìm việc thông qua nền tảng YOOT JOB

TRÒ CHUYỆN 11/07/2021

Bà Constance Tew - Giám đốc sáng tạo Công ty Thiết kế nội thất CMD, Singapore: Khách hàng được trải nghiệm trong từng không gian nội thất

TRÒ CHUYỆN 17/06/2021

TS. Phan Công Chính - CEO Công ty CP Công nghệ và Đào tạo YOOT: “Chúng tôi muốn định nghĩa lại hướng nghiệp và kết nối tuyển dụng”

TRÒ CHUYỆN 10/06/2021

Bà Mã Đào Ngọc Bích - Tổng giám đốc chuỗi hệ thống làm đẹp Angel Beauty - Giám đốc chuỗi siêu thị mỹ phẩm AB Beauty World: Giải thưởng lớn nhất với tôi là tình yêu thương con người

TRÒ CHUYỆN 02/06/2021

Ông Trần Ngọc Bình - Giám đốc Công ty TNHH TM Hoàng Trần: Dấn thân, lắng nghe và hành động

TRÒ CHUYỆN 20/05/2021

Bà Tiêu Yến Trinh: Dành hết trí tuệ đóng góp phát triển nguồn nhân lực Thành phố

TRÒ CHUYỆN 15/05/2021

Ông Phan Đình Tuệ - Phó tổng giám đốc Ngân hàng Sacombank, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Nghệ Tĩnh: "Chúng tôi tự hào là người con quê hương Bác"

TRÒ CHUYỆN 14/05/2021

Chị Tiêu Yến Trinh - nữ doanh nhân duy nhất ứng cử ĐB HĐND TP.HCM khoá X

TRÒ CHUYỆN 13/05/2021

Ông Nguyễn Đức Thịnh - Chủ tịch Công ty CP Music One: "Kinh doanh để nuôi nghệ thuật"

TRÒ CHUYỆN 01/05/2021

Bà Đặng Kim Phượng - CEO Công ty TNHH Master Phuong: Tham vọng thống trị thị trường là bí quyết thành công của tôi

TRÒ CHUYỆN 27/04/2021

TGĐ Bidrico Nguyễn Đặng Hiến: Dành tất cả kinh nghiệm, năng lực đóng góp xây dựng chính sách

TRÒ CHUYỆN 07/04/2021

Ông Nguyễn Huỳnh Đạt - Tổng giám đốc Công ty CP Viet Cup: "Tôi muốn người Việt được uống cà phê ngon trên chính quê hương mình"

TRÒ CHUYỆN 01/04/2021

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn - Chủ tịch Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG): Mục tiêu của tôi sẽ đưa 40-50 triệu khách du lịch đến Việt Nam

TRÒ CHUYỆN 01/04/2021

Gặp doanh nhân gắn bó với quả trứng gần 3 thập kỷ

TRÒ CHUYỆN 01/04/2021

Ông Nguyễn Đình Tùng - Tổng giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu Vina T&T group: Chúng tôi có doanh thu hàng chục triệu USD là nhờ liên kết với nông dân

TRÒ CHUYỆN 13/03/2021

Doanh nhân Đặng Thị Kim Oanh - Chủ tịch HĐQT Kim Oanh Group: Tôi chống đỡ chứ không "đánh" lại khi bị cạnh tranh

TRÒ CHUYỆN 08/03/2021

Ông Lê Viết Hiếu - CEO Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình: "Tôi lãnh đạo công ty bằng cách đưa ra những câu hỏi"

TRÒ CHUYỆN 28/02/2021

Ông Phạm Đình Nguyên - Nhà sáng lập thương hiệu cà phê PhinDeli: Đã đến lúc bước tới

TRÒ CHUYỆN 25/02/2021

Doanh nhân Lê Thanh Lâm - CEO Công ty CP Đào tạo Kỹ năng Lãnh đạo Topskills: 50% nhân viên nghỉ việc là do không hợp tác được với cấp quản lý

TRÒ CHUYỆN 25/02/2021

Ông Bùi Hiền - Tổng giám đốc SouthernHomes Việt Nam: Khát vọng nâng tầm nghề phân phối - kinh doanh địa ốc

TRÒ CHUYỆN 26/01/2021

Bà Nguyễn Hương - Tổng giám đốc Công ty CP Bất động sản Đại Phúc Land: "Giá trị của bất động sản chính là tài sản để đời cho thế hệ sau"

TRÒ CHUYỆN 23/01/2021

Bà Võ Thị Phương Lan - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Giao nhận vận tải Mỹ Á (ASL): "Phải tạo được uy tín cá nhân thì mới đi xa"

TRÒ CHUYỆN 30/12/2020

Ông Tôn Thạnh Nghĩa - Tổng giám đốc Công ty TNHH Nút áo Tôn Văn: "Tôi đã có một khởi đầu mới"

TRÒ CHUYỆN 11/12/2020

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây