Bài học kinh nghiệm từ vấn đề của Hòa Bình Group - Kỳ 1: Ông Lê Viết Hải chọn nhầm người?
Câu chuyện về cuộc “nội chiến” trong tập đoàn Hòa Bình đang tốn nhiều giấy mực của báo chí, vậy bản chất của nó là gì? Đâu là cốt lõi của vấn đề và đâu là bài học đối với cộng đồng doanh nhân Việt?
![]() |
Doanh nghiệp số 1 trong ngành xây dựng Việt Nam
Ai đó có dịp đến những đại công trường xây dựng trong toàn quốc đều có thể thấy cái tên Hòa Bình Group nổi lên như một thương hiệu có số má của các nhà thầu. Một nghiên cứu do Vietnam Report thực hiện vừa mới được công bố mới đây thì Hòa Bình xếp vị trí số 1 nhà thầu uy tín của Việt Nam.
Với tổng sản lượng xây lắp có năm cao điểm đạt xấp xỉ vài chục ngàn tỷ đồng, Hòa Bình không chỉ là doanh nghiệp (DN) lớn mà còn là một thương hiệu lớn trong hệ thống các nhà thầu. Hòa Bình cũng là một trong số không nhiều các nhà thầu tham gia niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán với mã cổ phiếu HBC đôi lúc khá hot.
Để có được Hòa Bình như hôm nay phải kể đến tài năng, tâm huyết của doanh nhân Lê Viết Hải với hơn 30 năm cầm quyền và gây dựng Hòa Bình từ con số không.
Hơn 30 năm đứng mũi chịu sào, ở đỉnh cao quyền lực của một tập đoàn là một chặng đường quá dài đối với một con người. Cũng có lẽ lượng thấy sự giới hạn sinh học trong một con người nên ông Lê Viết Hải mới tính đường rút lui, bàn giao cho thế hệ kế cận. Ấy cũng là lúc ông đi tìm kiếm những nhân tố mới để thực hiện cuộc chuyển giao quyền lực ở một tập đoàn mà ông mất nhiều công sức mới dựng nên.
Cũng như hầu hết các doanh nghiệp Việt, thuở mới khởi nghiệp, hoạt động kinh doanh đều bắt đầu từ kinh tế gia đình hoặc tính chất gia đình. Với hầu hết nhân sự đều là các thành viên trong gia đình, có mối quan hệ hôn nhân, huyết thống, hoặc thân thiết trong gia đình.
Mô hình này cũng có cái lợi là việc tổ chức và quản lý công ty được thực hiện linh động, ngoài áp dụng điều lệ công ty thì có thể được giải quyết bởi các nguyên tắc, truyền thống gia đình. Ngoài ra, các thành viên trong công ty thường gắn bó quyền lợi chặt chẽ với nhau nên tự nhiên có tinh thần trách nhiệm với công việc, mối quan hệ hợp tác và tin tưởng giữa các thành viên trong công ty cũng chặt chẽ hơn và đây cũng là cơ sở để tạo niềm tin cho các đối tác.
Nhưng rồi, trong cơn lốc hội nhập ngày càng sâu rộng, mô hình gia đình trong doanh nghiệp đã bộc lộ những yếu điểm. Việc quản trị kinh doanh khép kín trong phạm vi gia đình theo kiểu “ở nhà nhất mẹ nhì con” nhưng khi nhìn ra ngoài thì thấy sự tụt hậu, thua kém so với các công ty đại chúng. Vì không bị ràng buộc bởi các mối quan hệ trong gia đình, các công ty đại chúng có cơ chế mở, sẵn sàng headhunting (săn đầu người) tìm kiếm những nhân sự tốt nhất, nhờ đó tăng khả năng cạnh tranh.
Kỳ vọng nhân sự mới
Hơn ai hết, ông Lê Viết Hải đã nhìn thấy điều này nên mới mời về Hòa Bình những nhân tố mới ấy là ông Nguyễn Công Phú (1951), một tiến sĩ tốt nghiệp ở ĐH Khoa học – Paris, từng làm Tổng giám đốc APAVE Asia – Pacific và đảm nhiệm CEO ở nhiều DN có vốn đầu tư nước ngoài.
Khi đặt niềm tin vào ông Phú, có lẽ ông Hải cũng chỉ muốn nhờ cậy vào một doanh nhân dày dạn kinh nghiệm và có mối quan hệ rất tốt với thị trường xây dựng ở các nước EU, khu vực mà ông Hải muốn xuất khẩu dịch vụ sang đó mà chưa tính tới sự khác biệt.
Ông Phú là người không còn trẻ (hơn ông Hải 7 tuổi) nhưng có kinh nghiệp làm việc lâu năm với các công ty nước ngoài. Sau một năm ông Phú gia nhập Hòa Bình với tư cách là thành viên độc lập của HĐQT. Vì thế, ông Hải đã tính chuyện bàn giao chức Chủ tịch HĐQT cho ông Phú.
![]() |
Haven Park Residences - một trong những công trình do Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình thi công |
Tiếp quản một Hòa Bình khi Công ty còn tồn đọng nợ xấu nhiều năm với một tập đoàn có hệ thống công trường trải dài trên toàn quốc, nguồn lực tài chính eo hẹp, lại bị các chủ đầu tư chiếm dụng, doanh nghiệp phải dựa vào vốn vay ngân hàng với lãi suất thường 9-10%/năm nên lợi nhuận các nhà thầu giành phần lớn để trả lãi vốn vay, nói theo cách dân gian: kiếm được đồng lãi nào đem nuôi mấy ông ngân hàng!, là một áp lực với một vị trí mới được bổ nhiệm như ông Phú và Hòa Bình cũng cần sự chung tay, tiếp thêm đóng góp sáng kiến hơn của ông Phú.
Cũng cần nói rõ hơn, việc Hòa Bình tồn đọng nợ cũng là một lẽ chung của các nhà thầu tại Việt Nam, ngya cả nước ngoài, không riêng gì với Hòa Bình. Đặc biệt là trong mấy năm qua, nền kinh tế phải chịu đựng những thảm họa “trời giáng” và “người giáng”: đại dịch Covid- 19, chiến tranh Ukraine, lạm phát, giá cả vật tư vật liệu nhảy nhót... Doanh nghiệp chết nhiều, có người công khai rút lui khỏi thị trường, có người âm thầm rút không kèn không trống, nhưng cũng có DN chết, đã cho vào “quan tài” nhưng không đóng được “nắp” vì còn phải chờ đợi thủ tục phá sản theo đúng luật định.
Tuy nhiên, không như ông Hải kỳ vọng, vừa chân ướt chân ráo mới bước vào Hòa Bình, ông Phú đã tính ngay việc làm một cuộc cách mạng. Cách ứng xử này dường như tỷ lệ nghịch với số tuổi của ông!
Kỳ 2: Không thể quản trị theo cách lái "Mẹc" chạy trên "đường làng"
-
Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình: Nghị quyết ông Lê Viết Hải tiếp tục làm chủ tịch được công bố đúng quy định
-
Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình: Cung cấp thông tin nội bộ là hành vi vi phạm pháp luật
-
Ý kiến của luật sư Dương Tuấn Lộc về tranh chấp nội bộ của Hòa Bình
Bay xa những ước mơ
Suy nghĩ về tương lai của Việt Nam
Nhatviet Logistics đạt chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015
Cùng AB INBEV nâng cao văn hóa thưởng thức bia có trách nhiệm
DJC hợp tác với Xelex để cùng gieo tri thức
Xây dựng thương hiệu trường tồn như thế nào?
Khó khăn trong quản lý công việc
Diễn đàn ABET: Giá trị của kiểm định ABET và câu chuyện thành công
Chiến lược CSR: Bước đầu tiên trong hành trình vạn dặm
Lan tỏa thông điệp đổi mới sáng tạo mở toàn diện tại TECHFEST Việt Nam 2022
Ra mắt Học viện đào tạo kỹ năng nói trước công chúng
COO cần những gì để thành công và hơn thế nữa?
Saigon Co.op được trao giải “Thương hiệu vàng TP.HCM”
5 lý do nhà tuyển dụng xem trọng thái độ hơn trình độ
5 kỹ năng mềm tạo lợi thế cạnh tranh cho người trẻ
Nhân lực ngành du lịch: Cần 40.000, chỉ có 20.000
BASF Việt Nam giúp học sinh tìm hiểu về môi trường với hai thí nghiệm online mới
HSU tổ chức cuộc thi tranh biện “Thưởng thức có trách nhiệm vì ai đó cần bạn"
Đại học Văn Lang: Hồi trống vang, Văn Lang chuyển mình
Công bố sổ tay về văn hóa doanh nghiệp và quản trị tổ chức toàn diện cho doanh nghiệp Việt
Giải thưởng VinFuture - 2022 đã có chủ
IPPG và FPT ký kết hợp tác phát triển bộ sách AI
Công nghệ marketing: Xu hướng mới trong quản trị doanh nghiệp
Chung kết cuộc thi Vietnam Mindmap Championship 2022
Đối thoại chuyên sâu về chuyển đổi số
Khối ngành STEM tại các trường đại học khuyến khích gia tăng nữ sinh viên
Ông Lê Viết Hải từ nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Bình
Ngẫm chuyện kinh doanh của McDonald's
Quản lý chất lượng bệnh viện hiệu quả
ESG: Không chỉ là xu hướng mà chính là cơ hội
5 lý do khiến bạn làm việc chưa tốt
Tìm lời đáp cho vấn đề "thừa thầy, thiếu thợ" ngành du lịch
5 yếu tố thành công tạo sự khác biệt và năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
Làm được 5 điều này, người lãnh đạo sẽ thành công khi dẫn dắt tập thể
FPT lọt vào Top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam
BAT Việt Nam được vinh danh phát triển bền vững
Để lấy lại niềm tin cho nhà đầu tư trái phiếu doanh nghiệp
Mô hình BGS Global đến với sinh viên Đại học Nguyễn Tất Thành
Dai-ichi Life Việt Nam là “Doanh nghiệp vì cộng đồng” lần thứ 4
Siberian Wellness là “Doanh nghiệp vì cộng đồng năm 2022”
Quyền ngắt kết nối sau giờ làm việc
“ESG – Bước đi nhỏ, hiệu quả lớn”
Harper’s Bazaar Star Awards 2022: Tôn vinh những cá nhân và thương hiệu xuất sắc tại Việt Nam
Kiến tạo văn hóa số để giữ nhân sự
Sanofi nhận Giải thưởng Xuất sắc về tác động môi trường do AmCham trao tặng
6 doanh nghiệp xã hội được nhận tài trợ từ Quỹ Quốc tế Singapore
Toyota Việt Nam trao 200 suất học bổng hỗ trợ sinh viên
Highlands Coffee làm mới logo và ra mắt thông điệp hướng về cộng đồng
Prudential Việt Nam được vinh danh “Có chiến lược sức khỏe toàn diện”
Khoa học tính cách: Giải pháp giúp đánh giá nhân sự hiệu quả
Tiền đâu?
Vinh danh 15 doanh nghiệp chiến lược nhân sự xuất sắc 2022
Bí quyết thuyết trình: Càng đơn giản, càng thuyết phục
Unilever Việt Nam đạt "Doanh nghiệp xuất sắc nhất" tại Vietnam HR Awards 3 năm liên tiếp
DKSH Việt Nam nhận giải thưởng "Doanh nghiệp xuất sắc và bền vững châu Á" năm 2022
Học cách nhìn cuộc sống bằng sự lạc quan của thiên tài
Đi tìm động lực thị trường trong bức tranh lạm phát
5 cách giúp CEO làm bạn với nhân viên
Khi các chuyên gia bàn cách bảo đảm tính bền vững trong thiết kế bao bì
Khoa Xây dựng - Đại học Công nghệ TP.HCM: Tổ chức buổi họp mặt nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
Cho mang chó đi làm cùng để tăng hạnh phúc cho nhân viên
5 thủ thuật để trở nên quyến rũ hơn
FPT vào top 15 doanh nghiệp có năng lực quản trị tài chính tốt 2022
CEO tiết lộ kinh nghiệm xử lý khủng hoảng của CFY
Sở hữu một trong 4 kỹ năng này, bạn sẽ không bao giờ sợ bị robot cướp mất việc
Không gian làm việc mở có thực sự hiệu quả?
Hỗ trợ "Học bổng khuyến khích tài năng" cho 6 sinh viên tại TP.HCM
Học bổng SCG Sharing the Dream 2022
Herbalife Việt Nam trao học bổng cho sinh viên và bác sĩ nội trú xuất sắc
"Bóng ma" tin giả - nỗi ám ảnh với doanh nghiệp
4 kỹ năng ra quyết định quan trọng cần có trong công việc
VIB lập cú đúp giải thưởng quốc tế về thẻ tín dụng hai năm liên tiếp
Chúng tôi trên mạng xã hội